Lớp 12A5 - Trường THPT Hậu Lộc 2
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Lớp 12A5 - Trường THPT Hậu Lộc 2

Lớp 12A5 - Trường THPT Hậu Lộc 2
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 HỌC LÀM NGƯỜI

Go down 
Tác giảThông điệp
^_^tot_lanh_nhe^_^

^_^tot_lanh_nhe^_^


Tổng số bài gửi : 206
Join date : 18/05/2011
Age : 32
Đến từ : thanh hoa

HỌC LÀM NGƯỜI Empty
Bài gửiTiêu đề: HỌC LÀM NGƯỜI   HỌC LÀM NGƯỜI EmptyThu May 19, 2011 1:17 am

HỌC LÀM NGƯỜI
Về Đầu Trang Go down
^_^tot_lanh_nhe^_^

^_^tot_lanh_nhe^_^


Tổng số bài gửi : 206
Join date : 18/05/2011
Age : 32
Đến từ : thanh hoa

HỌC LÀM NGƯỜI Empty
Bài gửiTiêu đề: 10 ĐIỀU TUỔI TRẺ LÃNG PHÍ   HỌC LÀM NGƯỜI EmptyThu May 19, 2011 1:20 am

Trong hành trình tạo dựng một cuộc đời có ý nghĩa, nếu bạn lỡ coi thường một trong 10 điều thiết yếu dưới đây, coi như bạn đã tự đánh mất một phần nhựa sống của chính mình.
Sức khoẻ: Lúc còn trẻ, người ta thường ỷ lại vào sức sống tràn trề đang có. Họ làm việc như điên, vui chơi thâu đêm, ăn uống không điều độ…. Cứ như thế, cơ thể mệt mỏi và lão hoá nhanh. Khi về già, cố níu kéo sức khoẻ thì đã muộn.

Thời gian: Mỗi thời khắc “vàng ngọc” qua đi là không bao giờ lấy lại được. Vậy mà không hiếm kẻ ném 8 giờ làm việc qua cửa sổ. Mỗi ngày, hãy nhìn lại xem mình đã làm được điều gì. Nếu câu trả lời là “không”, hãy xem lại quỹ thời gian của bạn nhé!

Tiền bạc: Nhiều người hễ có tiền là mua sắm, tiêu xài hoang phí trong phút chốc. Đến khi cần một số tiền nhỏ, họ cũng phải đi vay mượn. Những ai không biết tiết kiệm tiền bạc, sẽ không bao giờ sở hữu được một gia tài lớn.

Tuổi trẻ: Là quãng thời gian mà con người có nhiều sức khoẻ và trí tuệ để làm những điều lớn lao. Vậy mà có người đã quên mất điều này. “Trẻ ăn chơi, già hối hận” là lời khuyên dành cho những ai phí hoài tuổi thanh xuân cho những trò vô bổ.

Không đọc sách: Không có sách, lịch sử im lặng, văn chương câm điếc, khoa học tê liệt, tư tưởng và suy xét ứ đọng. Từ sách, bạn có thể khám phá biết bao điều kỳ thú trên khắp thế giới. Thật phí “nửa cuộc đời” cho nhưng ai chưa bao giờ biết đọc sách là gì!

Cơ hội: Cơ hội là điều không dễ dàng đến với chúng ta trong đời. Một cơ may có thể biến bạn thành giám đốc thành đạt hay một tỷ phú lắm tiền. Nếu thờ ơ để vận may vụt khỏi tầm tay, bạn khó có thể tiến về phía trước.

Nhan sắc: Là vũ khí lợi hại nhất của phụ nữ. Có nhan sắc, bạn sẽ tự tin và chiếm được nhiều ưu thế hơn so với người khác. Tuy nhiên, “tuổi thọ” của nhan sắc có hạn. Thật hoang phí khi để sắc đẹp xuống dốc. Hãy chăm sóc mình ngay từ bây giờ.

Sống độc thân: Phụ nữ ngày nay theo trào lưu “chủ nghĩa độc thân”. Thực tế là khi sống một mình, bạn rất cô đơn và dễ cảm thấy thiếu vắng vòng tay yêu thương của chồng con. Bận bịu gia đình chính là một niềm vui. Sống độc thân, bạn đã lãng phí tình cảm đẹp đẽ ấy.

Không đi du lịch: Một vĩ nhân đã từng nói: “Khi đi du lịch về, con người ta lớn thêm và chắc chắn một điều là trái đất phải nhỏ lại”. Vì thế, nếu cho rằng đi du lịch chỉ làm hoang phí thời gian và tiền bạc, bạn hãy nghĩ lại nhé!

Không học tập: Một người luôn biết trau dồi kiến thức sẽ dễ thành công hơn người chỉ biết tự mãn với những gì mình biết. Nếu không học hành, bạn đang lãng phí bộ óc đấy!
Về Đầu Trang Go down
^_^tot_lanh_nhe^_^

^_^tot_lanh_nhe^_^


Tổng số bài gửi : 206
Join date : 18/05/2011
Age : 32
Đến từ : thanh hoa

HỌC LÀM NGƯỜI Empty
Bài gửiTiêu đề: HÀNG TÔM HÀNG CÁ NƠI CÔNG SỞ   HỌC LÀM NGƯỜI EmptyThu May 19, 2011 1:23 am

(Dân trí) - Cứ tưởng trong chốn văn phòng toàn những người ăn mặc lịch sự, ngồi làm việc bên những chiếc máy tính đẹp đẽ, điều hòa chạy ro ro sẽ không bao giờ xuất hiện cảnh cãi nhau, mắng chửi té tát như hàng tôm, hàng cá. Thế mà có đấy.

Sếp mắng nhân viên

Sếp nữ của phòng kia đúng thật là người đàn bà hét ra lửa. Lời của sếp nói ra khôn hồn đừng có cãi, bởi vì chỉ cần cãi một câu là sếp sẽ cho 1 mớ lí luận, lẫn lườm nguýt tới tận 10 câu. Thế nên nhân viên của phòng ấy toàn những người hiền, ăn nói nhỏ nhẹ, gọi dạ bảo vâng, ngoan ngoãn nghe lời.

Nhưng ở đời thường thì con run xéo mãi cũng quằn, đâu phải 10 nhân viên thì tất cả đều hiền lành cả đâu. Bị mắng chửi mãi nào ai chịu được, và tất yếu là cả công ty đã được nghe đến một trận cãi nhau nảy lửa giữa sếp và một nhân viên nữ dưới quyền.

Chuyện là nhân viên đó là nhân viên mới vào, mới đang ở giai đoạn thử việc, chưa quen theo luồng công việc ở công ty mới mà đã bị một bà sếp hung hãn suốt ngày chửi bới, mắng vì làm việc chậm tiến độ, mắng vì làm sai cái này, cái kia, mắng vì bảo một đằng làm một nẻo… Vâng vâng dạ dạ mãi, nhưng cho đến đỉnh điểm là hôm đó sếp bảo: Chị chưa gặp 1 đứa nào làm việc như em, chị bảo em làm thế nào mà giờ em làm thế này? Em không coi chị ra cái gì nữa à? Em có phải đầu đất ngu xi không mà lại làm việc như thế… Bị chạm vào mạch tự ái vì bị người khác mắng là ngu trước cả phòng, nữ nhân viên đáp trả, khác hẳn với vẻ ngoan ngoãn ngày thường: Vâng, em ngu nên em mới vào làm việc trong công ty này. Chị có giỏi thì chị vào mà làm, những vấn đề phát sinh em đều báo lại cho chị rồi, chị chỉ có ngồi một chỗ biết cái gì mà lắm lời. Lời qua tiếng lại ồn ào cả một góc công ty, mặt mũi cả hai đều gay gắt. Cuối cùng giám đốc đột ngột xuất hiện thì cuộc cãi vả mới kết thúc, thiếu nước nhảy vào đánh nhau.

Sau vụ đó, nữ nhân viên kia xin nghỉ việc luôn. Sếp nữ bị giáng chức, vì cũng quá nhiều điều tiếng về việc chèn ép nhân viên của sếp, hơn nữa, một nữ trưởng phòng đạo mạo mà chỉ biết chửi bới, lớn tiếng quát nạt và đổ lỗi cho nhân viên thì cũng không xứng đáng làm sếp rồi, cho dù có giỏi đến đâu chăng nữa.

Nhân viên với nhân viên
Tính cách không ưa nhau, hầm hè nhau trong từng dự án, thế mà xui xẻo lại hay phải làm cùng nhau, đơn giản chỉ vì họ cùng ở một bộ phận. Mặc dù là một trai một gái, nhưng cứ lúc nào có dịp là sẽ to tiếng với nhau. Lúc thì anh bảo: tôi chả muốn tranh luận với cô, cô mới ra trường chả có kinh nghiệm gì mà cứ thích phát biểu lung tung. Nàng mồm năm miệng mười cãi lại: Em cũng không thích cãi nhau với anh, anh đã không biết gì thì đừng lên giọng phán xét. Mọi người cùng làm đến phải mệt mỏi với hai người, vì luôn phải nghe những lời chì chiết mỉa mai nhau của họ, có lúc lớn tiếng “tôi cô” như không còn ai ở trong phòng để họ cãi nhau tự do.

Có hôm chàng hầm hầm xông vào phòng, vứt toẹt tập tài liệu trước mặt nàng: cô làm ăn cái kiểu gì thế, tôi không bao giờ cùng làm với cô nữa.

Nàng: Ai khiến anh xía vô vào chuyện của tôi? Tôi không làm gì sai cả, anh đã xem xét kỹ chưa mà đòi lớn tiếng? Tôi không cần anh quan tâm đến công việc của tôi.

Cứ thế, họ cãi nhau hàng ngày, cứ có dịp là to tiếng cho dù đang ở văn phòng hay ngoài đường. Đến phải chuyển việc họ sang phòng khác, không gặp mặt nhau nữa thì văn phòng mới được yên thân.

Nhân viên và khách đến công ty
Tuy không phải là vì tình ái nhưng họ có những mâu thuẫn xích mích từ trước. Hai người ngày xưa vốn là hàng xóm sống cạnh nhau, nhưng rồi có một người chuyển đi sang khu khác và mất liên lạc, không ngờ giờ lại gặp nhau trong cảnh một người là khách đến công ty làm việc và một người nhân viên.

Cứ nghĩ vì công việc đang làm, hai người sẽ dằn lòng xuống mà không nghĩ đên chuyện thù hằn ngày xưa, nào ngờ ngồi được một lúc thì thấy hai người xông vào to tiếng, chửi bới lẫn nhau. Được một lát thì ai nấy đầu bù tóc rối, nhân viên bảo vệ phải chạy vào can ngăn và gọi xe taxi cho bà khách đi về.

Sau vụ đó, không ký được hợp đồng với khách hàng, nhân viên của công ty bị phạt thưởng 1 năm và cắt nhiều quyền lợi khác.

Dù mâu thuẫn là gì đi chăng nữa, trong công việc vẫn cần phải nghiêm túc và cẩn thận. Nếu chỉ vì nóng giận và những va chạm cá nhân mà lớn tiếng cãi vã hay xông vào đánh nhau thì sẽ gây ra những hậu quả khó lường: mất việc, bị kỷ luật, mất cơ hội thăng tiến, bị đồng nghiệp coi thường và là hành động tự coi thường bản thân mình.
Về Đầu Trang Go down
^_^tot_lanh_nhe^_^

^_^tot_lanh_nhe^_^


Tổng số bài gửi : 206
Join date : 18/05/2011
Age : 32
Đến từ : thanh hoa

HỌC LÀM NGƯỜI Empty
Bài gửiTiêu đề: SINH VIÊN "ĐẠI GIA" Ở LÀNG CỜ BẠC   HỌC LÀM NGƯỜI EmptyThu May 19, 2011 1:25 am

(24h) - Tệ nạn đánh bạc đang trở thành căn bệnh trầm kha ở làng đại học Thủ Đức. Nhiều sinh viên lao vào đỏ đen mà buông xuôi việc học.

Sát phạt khắp nơi..

Đánh bạc đã trở thành trò tiêu khiển biến tướng của một bộ phận sinh viên trong những lúc rảnh rỗi. Các sòng bạc xuất hiện nhan nhản trong từng ngóc ngách ở làng Đại Học Quốc Gia (đóng tại quận Thủ Đức) , từ quán cà phê cho đến các dãy nhà trọ, ở đâu cũng có thể thấy sinh viên nướng tiền vào các sới đỏ đen.

Một số sinh viên cho biết ở làng đại học muốn sát phạt theo “thể loại” nào cũng được từ: “tiến lên” miền Nam, “phỏm” miền Bắc cho đến xì dách, bài cào, binh xập xám…

Từ ngã ba 621, ngã ba đại cương trở vào bên trong làng đại học hiện nay có khoảng 30 quán cà phê lớn, nhỏ phục vụ sinh viên. Trong đó, nổi trội nhất quán B.B. và quán S.R. (nằm ngay trước cổng trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn), là nơi sinh viên thường xuyên lui tới để đánh bạc. Việc sát phạt đỏ đen của sinh viên ở các quán này diễn ra như “cơm bữa”.

12h trưa, chúng tôi có mặt tại quán cà phê B.B., nơi được “giang hồ" đồn đại là đánh lớn và uy tín. Đập vào mắt chúng tôi là 3 sòng bài đang “hoạt động” rất sôi nổi, thấy chúng tôi chủ quán đon đả ra mời nước. Sau một hồi nói chuyện, chúng tôi được bà chủ quảng cáo: "Tụi nó toàn là sinh viên, đánh bài chơi vài 3 trăm ngàn với nhau thôi, công an hơi đâu mà vào bắt quả tang”. Nhưng theo quan sát của chúng tôi các con bạc đang sát phạt nhau để ăn tiền lên đến hàng triệu đồng chứ không đơn giản như lời bà chủ quán.

Kinh nghiệm của giới sinh viên tại làng đại học cho thấy, họ thường tìm đến các sòng bạc của dân địa phương. Theo chân các con bạc khát nước hẹn nhau tại quán Bi-da N.H chúng tôi tìm đến dãy nhà trọ tại khu phố 6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, nơi một sòng tài xỉu có tiếng hoạt động rầm rộ.

Ngay trước khoảng sân nhỏ của dãy nhà, gần 30 sinh viên đang tụ tập dán mắt vào sới bạc. Khi người cầm cái bắt đầu lắc, các con bạc sinh viên thi nhau đặt tiền. Có người thua nhiều quá, rít thuốc lá như điên để lấy bình tĩnh khi nhà cái mở chén xí ngầu. Chỉ trong vòng 30 phút, trên dưới 10 lần có sinh viên quăng vào sới bạc một lúc từ 3 đến 4 triệu đồng.
Nhìn sang góc trái của sòng bạc, chúng tôi nhận ra N. (năm 3 khoa Kinh tế Đại học quốc gia), là một tay chơi đã nhẵn mặt ở nhiều sòng bạc trong làng đại học. Lúc nào trên tay cũng cầm điếu thuốc Caprie, vẻ mặt đăm chiêu suy như một tay chơi chuyên nghiệp, khi nhà cái chuẩn bị cho lần lắc tiếp theo, N. móc bóp rút ra 4 tờ polime mệnh giá 200 ngàn quăng ngay qua bên cửa tài.

Tiếng lốc cốc của 3 hột xí ngầu vừa dừng lại, nhà cái bắt đầu khui: “3,4,1…9 điểm là xỉu”. 800 ngàn cuối cùng của N. đã bay theo lần “khát bạc” này. Nhưng với “đẳng cấp” là một con bạc “đại gia” trong giới sinh viên, N. móc ngay điện thoại gọi cho “chiến hữu”: “ Mày đang ở đâu đó, mang 3 chai qua sòng tài xỉu của bà Loan cho tao. Sáng giờ tao đen quá, mất đứt 4 chai (triệu) rồi”.

Để tìm hiểu rõ hơn về tệ nạn cờ bạc ở đây, chúng tôi tìm đến một số phòng trọ sinh viên. N.N.T. (sinh viên năm nhất khoa Công nghệ thông tin, trường Khoa học tự nhiên) cho biết: “Trước Tết vài ngày đã xuất hiện tình trạng đỏ đen và tiếp diễn đến bây giờ, không biết khi nào chúng em mới thoát khỏi cảnh bất an này”.

“Chơi từ chiều đến tận khuya, hết la ó rồi lại nói tục, đánh nhau, tụi em không thể nào nghỉ ngơi được. Có đêm mấy tay giang hồ địa phương kéo đến đòi nợ một ai đó trong dãy phòng trọ xách theo cả mã tấu khiến ai cũng hoảng hồn”, T. kể lại.

Sinh viên trở thành… con nợ

Bắt đầu từ những ván bài chủ yếu để giải trí, cá cược nhau đi uống cà phê hay ăn sáng, sinh viên lại bị cuốn vào tệ nạn đánh bạc ăn tiền. Tiền sinh hoạt gia đình chu cấp cho hàng tháng, các vật dụng cá nhân như điện thoại, máy tính xách tay, xe máy... lần lượt “đội nón ra đi” theo những cơn “khát bạc”.

Như trường hợp của H. (sinh viên trường đại học KHXH&NV), sinh ra và lớn lên tại một vùng quê nghèo ở huyện Hoằng Hoá, Thanh Hoá. Sau khi đậu vào đại học, hành trang H. mang theo là số tiền ít ỏi của cha mẹ dành dụm.

Chỉ vì đam mê trò may rủi, H. đã vay mượn bạn bè và người thân gần chục triệu đồng. Càng thua đánh muốn gỡ, càng gỡ càng thua, H. rơi vào tình trạng “kiệt quệ” cả về sức khỏe lẫn tinh thần không chú ý gì đến chuyện học tập. Hậu quả là H. bị đuổi học, và nổi tiếng trong giới sinh viên về kỷ lục nợ nần tràn lan, không thể trả.
“Cao tay” hơn H. là Tùng (sinh viên năm 3 trường đại học Khoa học tự nhiên) mỗi ngày “nướng” vào sòng bạc không dưới 1 chai. “Chiến tích” lớn nhất của T. là mượn một lúc 2 chiếc xe máy của bạn học cùng trường đem đi cầm cố.

Vì là con một trong gia đình thuộc vào hàng khá giả ở Đồng Nai, nên T. tự hào rằng mình có lý do để “xài tiền”. Chỉ đến khi T. rơi vào nợ nần cùng quẫn, cha mẹ T. hay tin đã phải lên đến tận nơi chuộc xe cầm cố, và nhận thêm tờ giấy báo đình chỉ học tập của con mình.
Qua tìm hiểu, chúng tôi ghi nhận được đến 5 điểm chuyên cầm đồ, hầu hết là "phục vụ" sinh viên đánh bạc. Tuy nhiên, những tiệm cầm đồ này có đặc điểm riêng khác với nhiều tiệm cầm đồ thông thường: không treo bảng hiệu nhưng có thể nhận cầm cố bất thứ thứ gì. Có trường hợp chủ tiệm cầm đồ còn đến thẳng sòng bạc cầm điện thoại, xe máy, nhẫn, dây chuyền cho con bạc.

Một thực trạng nhức nhối, "hậu" cờ bạc là việc sinh viên viện đủ lý do để xin tiền cha mẹ như đóng tiền học thêm, mua dụng cụ học tập… nhưng thực chất, đem tiền nướng vào sới bạc.

Khi được hỏi về thực trạng này, Phó GS-TS Nguyễn Văn Tiệp trường Đại học KHXHNV xác nhận: “Hiện nay, đánh bạc trở thành tệ nạn nhức nhối tại làng đại học Thủ Đức. Tôi thấy có nhiều điểm đánh bạc công khai hoạt động ngay tại quán cà phê nhưng không hề thấy sự can thiệp của cơ quan chức năng”.
Về Đầu Trang Go down
^_^tot_lanh_nhe^_^

^_^tot_lanh_nhe^_^


Tổng số bài gửi : 206
Join date : 18/05/2011
Age : 32
Đến từ : thanh hoa

HỌC LÀM NGƯỜI Empty
Bài gửiTiêu đề: TỪ TRẺ ĐƯỜNG PHỐ THÀNH THẦY DẠY TIẾNG ANH   HỌC LÀM NGƯỜI EmptyThu May 19, 2011 1:28 am

(24h) - Một đứa trẻ lang thang đường phố kiếm sống bằng đủ thứ nghề: bán vé số, đánh giày… thậm chí đôi khi để có được miếng ăn phải móc túi, giật đồ. Vượt lên tuổi thơ đầy khắc nghiệt ấy, Nguyễn Chí Thoại trở thành một thầy giáo dạy tiếng Anh cho trẻ đường phố.

Thầy giáo trẻ Nguyễn Chí Thoại trong lớp học của dự án Tương lai


Sinh năm 1988 nhưng hiện tại Nguyễn Chí Thoại mới đang học lớp 9 ở Trung tâm giáo dục thường xuyên quận Phú Nhuận, TPHCM. Chưa có chứng chỉ ngoại ngữ nào nhưng trình độ tiếng Anh lẫn khả năng sư phạm của Thoại đã chinh phục anh Trần Minh Hải, người điều hành dự án Tương lai (quận 3, TPHCM). Tháng 1 năm nay, Nguyễn Chí Thoại được mời về dạy lớp tiếng Anh cho trẻ đường phố của dự án.

Thời tuổi trẻ giang hồ

Năm 1999, khi Thoại mới 11 tuổi, cái “máu khùng” của tuổi trẻ (chữ của nhân vật) đã cuốn em lang thang ngoài đường phố, dù rằng em có hẳn một gia đình có cha, mẹ và anh chị ở Bạc Liêu. Lần ra đi sau khi bị đòn roi của cha vào lúc nửa đêm đã sớm dứt cậu bé khỏi vòng tay người thân. 4 năm sống ngoài đường phố, Thoại phải giành giật, đi xin, đi lượm mới có miếng cơm, manh áo. 11 năm xa nhà, Thoại làm đủ mọi nghề từ lượm bọc, bán vé số, đánh giày, sơn gỗ, phục vụ nhà hàng, sửa xe máy...; phiêu bạt khắp nơi từ công viên, bến xe, nhà ga, các khu chợ, mái ấm…

Những tháng ngày khắc nghiệt đó, như lời tâm sự của Thoại, đã giúp em hiểu được giá trị của đồng tiền, hiểu được cách sử dụng và tiết kiệm đồng tiền. Đến tận bây giờ, khi cuộc sống đã có phần tinh tươm thì Thoại vẫn nhớ như in những ngày đi bụi. Nhớ về lần đầu tiên phải lượm chiếc bánh mì xẹp lép vì bị xe chở than cán qua. Sau mấy ngày đói meo ngoài đường, đó là món ngon nhất trần đời mà cậu biết được… Thoại vẫn nhớ những ngày phải ăn mì gói trọn tháng để dành tiền đi học và gửi về quê cho cha mẹ. Ăn mì tôm nhiều quá đến nỗi khi đó, mọi người nói cái mặt em y chang như… gói mì.

Năm 2003, nhận được sự giúp đỡ của những nhân viên xã hội, Thoại về ở dưới mái ấm Tre Xanh (Hội Bảo trợ trẻ em TPHCM). Quãng thời gian ngắn ngủi đi lượm banh tennis ở quận Tân Bình, chạy hàng chục km mỗi ngày, từ 6 giờ sáng đến tối mịt đã giúp em sớm nhận ra phải đi học mới vươn lên được. Thoại cũng hiểu rằng một “chiếc chìa khóa” để thay đổi cuộc đời mình là phải giỏi tiếng Anh. Cũng từ đó, Thoại tự đi xin học bổ túc ở Trung tâm bồi dưỡng văn hóa quận Tân Bình.

“Cuống quýt” học và làm

Xuất phát từ điểm khởi đầu thấp và dường như không được cuộc đời dành cho nhiều ưu ái, mỗi một dự định của mình, Thoại phải mất nhiều thời gian và ý chí mới đạt được. Việc học văn hóa chỉ mới bắt đầu được 4 tháng thì phải dừng lại vì công việc lượm banh tennis không còn tiếp tục được. Được dự án Tương lai giới thiệu đi học nhà hàng khách sạn ở trường nghiệp vụ dành cho trẻ đường phố (quận Bình Thạnh), Thoại trở thành một trong những học viên xuất sắc nhất khóa học, theo lời chị Phan Thị Hường - nhân viên xã hội của dự án. Nhưng sau khi tốt nghiệp khóa học, Thoại lại đi… sửa xe máy.

Thoại học nghề gì cũng nhanh, làm gì cũng được nhưng cuộc đời dường như không để cậu ở yên một chỗ. Một thời gian sau, khi đã cứng tay nghề sửa xe, Thoại lại làm tiếp tân ở một nhà hàng ở quận 1. Đến lúc này, em mới nối lại con đường học văn hóa của mình ở Trung tâm giáo dục thường xuyên quận Phú Nhuận.

Quãng thời gian làm tiếp tân, với sự tiếp xúc thường xuyên với khách nước ngoài đã trở thành cơ hội để Thoại luyện tiếng Anh. Không ngại ngần, Thoại cứ nói dù đúng hay sai. Tích cóp được ít tiền, Thoại đăng kí học từ những lớp Anh ngữ vỡ lòng. Trong căn phòng trọ của mình, em dán đầy vách tường những tờ giấy A4 ghi chi chít những từ vựng, ngữ pháp tiếng Anh để học ngoại ngữ bất kì lúc nào. Khi đi làm, Thoại cũng viết từ vựng vào lòng bàn tay, tranh thủ học lúc rảnh. Bây giờ, khi đã có điện thoại di động thì Thoại chụp hình lại những tờ giấy dán ở tường để ngồi đâu cũng xem được.

Một ngày của Thoại bắt đầu từ 6 giờ sáng kéo dài đến tận 2 giờ khuya. Không còn làm ở nhà hàng nữa thì sau giờ học văn hóa Thoại có ít nhất là 3 ca dạy tiếng Anh: dạy kèm cho học sinh và dạy cho lớp học ở dự án Tương lai. Thời gian học bài và ôn bài của em toàn vào lúc đêm khuya.

Trước khi đi ngủ, Thoại cố gắng tìm ra cách để học trò mau thuộc bài. Không để các em thụ động ngồi một chỗ, thầy giáo trẻ yêu cầu học sinh học tiếng Anh bằng cách vận động. Chẳng hạn như Thoại sử dụng tiếng Anh yêu cầu các em tập hợp lại, xếp thành hàng rồi về lại chỗ ngồi. Biết học trò hay ngại ngùng khi sử dụng tiếng Anh nên Thoại nhất quyết yêu cầu từng em phải đối đáp với thầy giáo. Rồi có khi là dùng hành động, cử chỉ để diễn tả ý nghĩa một từ vựng. Như từ cold (lạnh) thì Thoại để 2 tay chéo ngực, rùng người như đang trong cơn giá rét và phát âm từ này ngắt quãng. Với từ hot (nóng) thì Thoại chỉ vào chiếc áo sơ mi trắng đang bết đầy mồ hôi của mình.

Hơn một năm trời sống với lịch làm việc dày đặc như vậy khiến Thoại có lúc tưởng chịu không nổi, tóc bắt đầu rụng nhiều. Nhờ học tiếng Anh “cuống quýt” như vậy, năm lớp 8 (2009), Thoại đạt giải ba trong kỳ thi học sinh giỏi môn tiếng Anh hệ Giáo dục thường xuyên. Năm nay, em cũng sẽ đi thi học sinh giỏi. Thoại dự định qua kỳ thi học sinh giỏi này thì sẽ giảm bớt việc đi dạy để tập trung việc học. Mục đích của Thoại là khi tốt nghiệp lớp 12 xong sẽ kiếm được một suất học bổng để tiếp tục rèn tiếng Anh hoặc tích lũy một bằng cấp về giáo dục để sau này truyền lại kiến thức cho trẻ đường phố, cả kinh nghiệm sống lẫn kỹ năng học ngoại ngữ.
Về Đầu Trang Go down
^_^tot_lanh_nhe^_^

^_^tot_lanh_nhe^_^


Tổng số bài gửi : 206
Join date : 18/05/2011
Age : 32
Đến từ : thanh hoa

HỌC LÀM NGƯỜI Empty
Bài gửiTiêu đề: ĐỜI NÀY MÌNH CÒN GẶP BỐ MẸ DƯỢC BAO NHIÊU LẦN NỮA   HỌC LÀM NGƯỜI EmptyThu May 19, 2011 1:30 am

Đêm qua nằm đọc sách nhưng chẳng vào. Bật điện thoại nghe FM, tình cờ nghe được một câu chuyện khiến ta giật mình tự hỏi: Đời này ta sẽ còn gặp bố mẹ mình bao nhiêu lần nữa?

Có người mỗi năm chỉ về thăm bố mẹ được một lần. Nếu bố mẹ còn sống được 20 năm nữa thì họ cũng chỉ được gặp 20 lần. Nhưng với nhiều người, bố mẹ có thể còn sống trên đời này khoảng 10 năm nữa thôi, vậy là chỉ còn 10 lần gặp mặt bố mẹ. Khoảng thời gian bố mẹ còn trên đời này của mỗi người có thể ngắn hơn nữa; chắc có người trong chúng ta không dám nghĩ tiếp!

Chủ đề mà chương trình phát thanh đưa ra trò chuyện cùng thính giả xoay quanh câu chuyện của một chàng trai từ miền quê tới thành phố xa xôi lập nghiệp. Sau khi học xong, anh ở lại thành phố và bắt đầu đi làm. Rồi thời gian trôi đi; 5 năm liền anh không về quê thăm bố mẹ được một lần.

Mới đây, anh đón được bố mẹ mình đến sống cùng mình ở thành phố thì không lâu sau, người mẹ được phát hiện là bị ung thư giai đoạn cuối. Theo lời bác sĩ, thời gian cho mẹ anh chỉ còn khoảng 1 năm, và khoảng thời gian đó đang từ từ ngắn lại khi mỗi ngày trôi qua...

Giờ đây, ngoài lúc đi làm, anh dành tất cả thời gian còn lại để ở bên mẹ mình. Anh nhớ lại tất cả những gì mà bố mẹ đã dành cho anh từ thuở ấu thơ và nhận ra rằng mình thật có lỗi với bố mẹ. Lúc này, anh mới thấy được sự quý giá của những khoảnh khắc được ở bên bố mẹ mình.

Nghe câu chuyện lại thấy giống với cuộc sống đang diễn ra trên quê hương mình đến vậy! Đời này ta sẽ còn được gặp bố mẹ mình bao nhiêu lần? Chàng trai kia cũng sẽ giống như đa số chúng ta. Nếu như mẹ anh không lâm bệnh nặng, cuộc sống cứ đều đều trôi qua thì anh cũng chẳng thể nào nhận ra được những gì quý giá đang dần rời bỏ mình.

Xã hội không ngừng phát triển, cuộc sống ngày càng nhiều áp lực. Mỗi người đều mải lo cho sự nghiệp và cuộc sống bề bộn của mình: Bàn chuyện làm ăn, tìm kiếm cơ hội, quan hệ xã hội, thời gian tiếp khách khứa bạn bè, rồi học thêm cái này cái kia... Nhiều người ở xa quê, mỗi năm chỉ về thăm bố mẹ được một vài lần. Nhưng cũng có người sống gần bố mẹ ngay trong cùng một thành phố mà cũng chẳng có thời gian tới thăm bố mẹ được vài lần trong năm.

Chúng ta có thực sự là bận đến mức không còn thời gian để giành cho bố mẹ mình không? Có phải như thế thật không nhỉ?

Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ,
gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha.
Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ,
mây trời lồng lộng k phủ kín công cha.
Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn,
mang cả tấm thân gầy cha che chở đời con.
Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc,
đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không!
Trả Lời Với Trích Dẫn
Về Đầu Trang Go down
^_^tot_lanh_nhe^_^

^_^tot_lanh_nhe^_^


Tổng số bài gửi : 206
Join date : 18/05/2011
Age : 32
Đến từ : thanh hoa

HỌC LÀM NGƯỜI Empty
Bài gửiTiêu đề: BẢNG CHỮ CÁI CHO CUỘC SỐNG   HỌC LÀM NGƯỜI EmptyThu May 19, 2011 1:33 am


Cuộc sống không phải là một mẻ lưới của số phận. Cuộc sống chính là một mối giao hoà bất tận giữa mỗi cá thể đang tồn tại. Và trong mối giao hoà đó, những gì bạn thể hiện sẽ nói lên bạn là ai…

Hãy cùng khám phá cuộc sống qua bảng chữ cái kỳ diệu, để tự tìm lại cho mình những bài học quý giá mà cuộc sống muốn gửi gắm đến bạn.

A - (Adult) - Trưởng thành

Khi bạn trưởng thành, bạn có thể giải quyết được những vấn đề phát sinh từ cuộc sống. Và lúc này, mọi người sẽ trông đợi rất nhiều ở cách bạn ứng xử, nhìn nhận và hành động.

Hãy giữ cho mình một nét cá tính riêng, đừng bị “ngả nghiêng” bởi những lời nhận xét của người khác. Nhưng chắc chắn bạn phải biết thế nào là phù hợp, phải chín chắn trong phong thái cũng như cách cư xử với người khác. Suy nghĩ và hành động chín chắn là đức tính cần có của một người trưởng thành.

B - (Better) - Cầu tiến

Hãy hướng tới những gì tốt đẹp hơn hiện tại. Đối với một vài người thì những gì tốt nhất vẫn chưa hẳn là đủ. Nếu bạn muốn trở thành một sinh viên, một sinh viên xuất sắc? Hãy cố gắng hết sức để đạt được mục đích của mình.

Thay đổi cách nghĩ và hành động. Nếu bạn sợ thay đổi, bạn sẽ mãi dẫm chân tại chỗ. Cầu tiến sẽ là “chất xúc tác” giúp bạn đạt được những mục tiêu cao hơn. Chỉ cần bạn không đánh mất chính mình thì sự thay đổi sẽ không bao giờ là xấu.

C - (Control) - Điều khiển

Bạn phải biết điều khiển cuộc sống của mình, đừng để cuộc sống điều khiển bạn. Tự quyết định, tự hành động, tự chịu trách nhiệm tất cả mọi vấn đề. Đừng sống một cách tẻ nhạt, cuộc sống chứ không phải là một vở kịch được diễn đi diễn lại nhiều lần.

Mọi quyết định của bạn, một là sẽ đưa bạn đến gần hơn với mục tiêu, hai là đẩy bạn rời xa nó. Do đó, hãy có một quyết định đúng đắn nhất. Giống như diễn viên hài Tim Allen đã nói rằng “Nếu bạn không tự quyết định được cuộc sống của mình, cuộc sống sẽ quyết định thay bạn”.

D - (Dream) - Ước mơ

Dám ước mơ, kể cả những ước mơ mà bạn chắc rằng chẳng bao giờ đạt được nó. Nếu bạn khát khao, tin tưởng thì chắc chắn bạn sẽ biết cách để đạt được. Tất cả tuỳ thuộc ở việc bạn có sẵn sàng để thực hiện hay không.

Đừng để ý đến những lời dèm pha của người khác. Nếu bạn không tin rằng những dự định tốt đẹp của mình sẽ thành hiện thực, bạn đã mất đi một nửa sức mạnh.

E - (Enthusiasm) - Nhiệt tình

Nhiệt tình, say mê - nếu bạn có được những cái đó, cuộc sống của bạn sẽ thú vị hơn rất nhiều. Sự nhiệt tình có sức “lây lan” rất nhanh, do đó, nếu được sống và làm việc trong một môi trường năng động, “sức ì” của bạn sẽ nhanh chóng bị đánh bật.

Nếu bạn không cảm thấy say mê với những gì bạn đang làm, hãy cân nhắc và làm những điều mà bạn thích hơn. Cuộc đời quá ngắn, và bạn sẽ không đủ thời gian để kiềm chế lòng nhiệt tình, say mê của mình với cuộc sống.

F- (Failure) - Thất bại

Thất bại trong học hành, trong cuộc sống sẽ khiến bạn buồn phiền, chán nản, thậm chí buông xuôi. Nhưng hãy nhớ rằng thất bại là tạm thời, và bạn không việc gì phải lúng túng hay lo lắng gì về điều này cả.

Có những chiến thắng oanh liệt nhất lại là kết quả của sự thất bại nặng nề nhất. Tất cả chúng ta đều có lúc phải tự đấu tranh giữa việc buông xuôi hay cố gắng. Nếu bạn là một sinh viên học hành sa sút, nợ nần ngập đầu… Điều xấu hổ không phải là sự thất bại của bạn mà chính là việc bạn không muốn làm gì để thoát ra khỏi tình trạng đó.

G - (Giver) - Cho

Cho đi hạnh phúc hơn nhận về. Một lời khen tặng, tình nguyện làm một vài việc tốt… tất cả điều đó đều mang đến cho bạn và người khác một cảm giác dễ chịu và thực sự là rất có ý nghĩa. Khi bạn cho chỉ đơn giản là cho chứ không mong đền đáp, bạn sẽ nhận được nhiều hơn thế.

H - (Happy) - Hạnh phúc

Nên tự tìm lấy hạnh phúc cho mình từ những điều đơn giản trong cuộc sống. Công việc, sở thích riêng, bạn bè, đồng nghiệp… Tất cả những điều này đều ẩn chứa những giá trị mà bạn chưa khám phá hết được.

Cuộc sống là một chuỗi phức hợp, bạn không thể tránh được những lúc chán nản, mệt mỏi, kêu ca, phàn nàn, nhưng quan trọng vẫn là cảm giác riêng của bạn. Khi bạn cảm thấy hạnh phúc, thì đấy chính là hạnh phúc thực sự.

Đừng kêu ca, phàn nàn mãi về những gì chưa hoàn thiện trong cuộc sống, nên nhớ rằng bản thân bạn cũng chính là một vấn đề. Hãy tự hoàn thiện mình và cảm nhận hạnh phúc từ những gì mình đang có.

I - (Invest) - Đầu tư

Nên đầu tư cho tương lai của bạn ngay từ bây giờ. Bạn kiếm được nhiều tiền? Nhưng không có nghĩa là bạn “phải” tiêu cho bằng hết số tiền đó. Hãy học các tỷ phú, họ có rất nhiều tiền, nhưng luôn muốn đầu tư vào một lĩnh vực nào đó để làm tăng số tiền ấy lên hơn là chịu “ném tiền qua cửa sổ”.

Đừng có tiêu pha quá đáng, và cũng tránh lâm vào cảnh nợ nần chồng chất. Bạn có thể đầu tư cho tương lai bằng nhiều cách: học hành chăm chỉ, cố gắng thăng tiến trong nghề nghiệp, v.v… Làm thế nào đó để khi bạn bước vào tương lai, bạn không cảm thấy mình quá “nghèo nàn”.

J - (Joyfulness) - Niềm vui

Tự tìm lấy niềm vui và ý nghĩa trong tất cả các công việc bạn làm, như thế bạn sẽ cảm thấy hứng thú hơn. Tự tìm lấy niềm vui cho mình và cho cả người khác nữa. Bạn có thể gọi người lái xe, thư ký, lễ tân bằng tên thân mật, và hỏi thăm sức khỏe của họ. Sau đó hãy xem câu trả lời bạn nhận được là gì.

Quan tâm đến người khác và tự tạo cho mình các mối quan hệ cá nhân, và bạn sẽ cảm nhận thấy niềm vui lớn nhất của mình.

K - (Knowlegde) - Tri thức

Có những điều bạn học được ở trường, nhưng cũng có những điều chỉ có cuộc sống mới dạy được cho bạn. Sự học là suốt đời và hãy làm một người học trò chăm chỉ. Bởi vì khi bạn càng biết nhiều, bạn sẽ ngẫm ra một điều rằng mình vẫn chưa biết gì cả.

Những cái cũ bạn đã học được, những cái mới bạn chưa hiểu? Tất cả vẫn còn tiềm ẩn trong cuộc sống. Sự “học” và sự “biết” là mênh mông vô cùng trong cuộc đời này. Hãy tích lũy kiến thức cho mình, và hãy học thêm những điều mới trong tất cả các cơ hội bạn có được.

L - (Listen) - Lắng nghe

Nói một và lắng nghe gấp đôi. Bạn phải tự biết cân đối điều này. Lắng nghe theo đúng nghĩa của nó chứ không phải lắng nghe một cách hời hợt. Bạn sẽ hiểu thêm nhiều điều và ngẫm nghĩ được nhiều điều từ việc biết lắng nghe một cách hiệu quả.

M - (Mistake) - Lỗi lầm

Đừng sợ hãi nếu bạn lỡ gây ra một lỗi lầm nào đó. Hãy tự động viên mình rằng đó chính là cách để bạn học hỏi và rút kinh nghiệm. Đừng để những lỗi lầm đó đánh gục bạn.

Có thể bạn sẽ rất buồn và day dứt, vậy thì đừng cố giấu diếm, hãy tìm cách giải toả và cố học thêm những điều mới từ cái đã cũ. Và cố gắng đừng bao giờ lặp lại những sai lầm tương tự.

N - (No) - “Không”

Hãy biết nói “không” đúng lúc. Nói “không” với cuộc sống quá buông thả, nói “không” với những cách cư xử khiếm nhã, nói “không” với những thói quen xấu, với những người xấu mà bạn gặp. Nói “không” đúng lúc và đúng cách sẽ là cái rào chắn tốt nhất bảo vệ bạn không bị sa ngã và cám dỗ.

O - (Opportunity) - Cơ hội

Cơ hội nhiều khi gõ cửa rất nhanh và rất khẽ. Nếu bạn chú ý lắng nghe, bạn sẽ biết được khi nào thì nó đến. Để tâm đến những thứ diễn ra xung quanh bạn, và hãy biết chấp nhận rủi ro, mạo hiểm để nắm bắt lấy những cơ hội. Số phận của bạn nằm trong tay bạn.

P - (Patience) - Kiên trì

Thành Rome không thể xây trong một ngày, và sự nghiệp của bạn cũng vậy. Tất cả mọi người đều bắt đầu bằng một cách nào đó và tất cả mọi thứ đều cần có thời gian.

Mặc dù có thể sẽ rất khó khăn để hiểu một vấn đề ngay lập tức, nhưng nếu bạn đủ say mê, kiên nhẫn để học hỏi và quyết tâm làm điều đó, bạn sẽ làm được. Chữ “Nhẫn” đúng là rất khó học, nhưng mọi thành công đều cần có nó.

Q - (Quality) - Phẩm chất bên trong

Hãy tỏ rõ năng lực của mình trong tất cả những việc mà bạn làm. Thiết lập những mối quan hệ nghiêm túc, làm việc hiệu quả, suy nghĩ chín chắn, giữ gìn sức khỏe… Nên nhớ rằng, bao giờ giá trị bên trong cũng bền vững hơn dáng vẻ bên ngoài.

Giá trị cuộc sống là ở những phẩm chất bên trong, là được đánh giá ở tính hiệu quả chứ không phải ở việc tính từ lúc sinh ra đến giờ bạn đã làm được bao nhiêu việc.

R - (Reputation) - Thanh danh

Dù là tiếng tốt hay tiếng xấu cũng sẽ được “lưu giữ”. Bạn bè, người quen… sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành tính cách của bạn. Vậy nên, bạn phải biết chọn bạn mà chơi, chọn mặt gửi vàng.

Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ càng đồn xa hơn. Thanh danh là cái sẽ theo bạn đến suốt đời, do đó hãy biết cách“chăm sóc” và “nuôi dưỡng” nó.

S - (Success) - Thành công

Thành công không phải là cân đo đong đếm số tiền bạn kiếm được hay số lượng tài sản mà bạn có. Thành công chính là khi bạn biết vượt qua chính mình, là khi bạn biết tự điều khiển cuộc sống theo hướng tích cực hơn.

Nếu bạn so sánh mình với người khác, bạn sẽ rơi vào tình trạng bế tắc. Thay vào đó hãy tìm cách “chạy đua” với những mục tiêu cụ thể mà bạn đã đặt ra. Hãy tin rằng bạn có đủ khao khát và bạn có đủ những tố chất để có thể trở thành một người thành công.

T - (Thankful) - Biết ơn

Hãy biết ơn những gì cuộc sống mang lại cho bạn và trân trọng những gì mình đang có. Nếu bạn chưa có một công việc và địa vị cao? Đừng lấy điều đó làm xấu hổ, hãy tự nhủ rằng so với những người thất nghiệp mình còn may mắn hơn nhiều, rằng không có công việc nào là thấp kém nếu đó là công việc hợp pháp.

Biết đánh giá đúng những cơ hội trong công việc cũng như những thứ giúp bạn sống tốt hơn. Hãy cám ơn sức khoẻ của bạn, gia đình bạn và tất cả những người tốt mà bạn may mắn được gặp.

U - (Understanding people) - Thấu hiểu

Cố gắng hiểu người khác nhiều hơn. Luôn nhớ ơn những người đã giúp đỡ bạn và cố gắng để giúp đỡ người khác. Đối xử với những người xung quanh bằng sự kính trọng bất chấp địa vị và thân thế của họ. Khi bạn chín chắn, bạn sẽ nhận thức được rằng, hiểu người khác tức là hiểu thêm nhiều điều về bản thân mình.

V - (Values) - Giá trị

Nhận ra giá trị của bản thân và phải xác định được cái gì là quan trọng nhất đối với mình. Đừng bao giờ buông xuôi với những thứ mà bạn biết rằng nó có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân bạn.

Hãy giữ vững lập trường và quan điểm của mình, tin tưởng vào sự lựa chọn của mình. Nếu bạn không có lập trường của riêng mình, bạn sẽ bị rơi vào một mớ hỗn độn và không tìm được lối ra.

W - (Willing) - Sẵn sàng

Nếu bạn mới đi làm, hãy sẵn sàng đến sớm và về muộn, bỏ thói quen đi ra ngoài ăn trưa hoặc mua sắm để không phí phạm thời gian và làm việc tốt hơn. Hãy sẵn sàng làm từ những cái cơ bản nhất, đừng ngại khổ, công lao của bạn sẽ được đền đáp xứng đáng.

X - (“X” traordinary) - Bất ngờ

Có một vài điều xảy ra mà không cần có lý do cũng như không thể nào giải thích được. Nhiều lúc bạn nghĩ mình đã nắm chắc trong tay chiến thắng, nhưng khi có một vài điều bất ngờ xảy ra bạn sẽ hiểu rằng không có gì là chắc chắn cả.

Đừng có trở thành một người tự mãn, rằng bạn không bao giờ sai. Bạn không thể đạt được điều đó, tất cả mọi thứ đều chỉ là tương đối. Hãy sống cuộc sống của mình, mơ giấc mơ của riêng mình, nhưng đừng bao giờ nghĩ rằng sức khoẻ, gia đình, công việc… sẽ luôn luôn giống như bạn hình dung, không có gì thay đổi.

Y - (You) - Bản thân bạn

Bạn hãy biết tự hài lòng với mình ở một mức độ có thể. Đừng chú ý đến những người hơn mình để so sánh và dằn vặt. Đó không phải là cầu tiến, đó là so sánh và ghen tỵ.

Hãy giúp đỡ những người kém may mắn hơn. Vui mừng vì những gì bạn đã làm được, và cố gắng với những gì bạn chưa làm được. Hối hận và dằn vặt chẳng được ích lợi gì. Nên nghĩ rằng, một tương lai tốt đẹp đang chờ đón bạn ở phía trước.
Về Đầu Trang Go down
^_^tot_lanh_nhe^_^

^_^tot_lanh_nhe^_^


Tổng số bài gửi : 206
Join date : 18/05/2011
Age : 32
Đến từ : thanh hoa

HỌC LÀM NGƯỜI Empty
Bài gửiTiêu đề: NGHÈO ĐÓI LÀ ĐẠI HỌC TỐT NHẤT   HỌC LÀM NGƯỜI EmptyThu May 19, 2011 1:37 am


Câu chuyện cảm động của một tiến sĩ Havard

Đi học bằng số tiền đi vay ngày càng lớn dần. Người ông đau yếu qua đời trong cảnh nghèo túng. Người bố ung thư hi sinh không chịu chữa chạy. Người mẹ tần tảo quần quật làm việc ngày đêm... Tất cả chỉ để cho người con có thể theo học đến nơi đến chốn.

Và, đứa con ấy đã không phụ lòng cả gia đình để trở thành niềm tự hào của cả Trung Quốc khi đạt Huy chương Vàng tại kỳ thi IMO (Olympic Toán quốc tế) năm 1997. Câu chuyện vươn lên đầy nghị lực của An Kim Bằng sẽ là một khích lệ lớn với nhiều bạn trẻ.

Tuổi thơ khốn khó
Nhà tôi vô cùng nghèo khó.
Khi tôi ra đời, bà nội ngã bệnh ngay trên giường sưởi. Tôi 4 tuổi, ông nội lại mắc bệnh hẹp khí quản và bán thân bất toại, những món nợ trong nhà lớn dần theo năm.
Khi 7 tuổi, tôi được đi học, học phí là mẹ vay người khác.
Tôi thường đi nhặt những mẩu bút chì bạn bè vứt đi, dùng dây buộc nó lên một cái que rồi viết tiếp, hoặc dùng một cái dây chun xoá sạch những cuốn vở bài tập đã viết, rồi viết lại lên đó. Mẹ thương tôi đến mức, cũng có lúc đi vay vài hào của hàng xóm để mua vở và bút chì cho tôi.
Nhưng cũng có những khi mẹ vui vẻ, là khi bất kể bài kiểm tra nhỏ hay kỳ thi lớn, tôi luôn đứng đầu, toán thường được 100/100 điểm. Dưới sự khích lệ của mẹ, tôi càng học càng thấy ham thích. Tôi thực sự không hiểu trên đời còn có gì vui sướng hơn được học hành.
Chưa đi học lớp 1, tôi đã thông thạo cộng trừ nhân chia và phân số, số phần trăm. Khi học Tiểu học tôi đã tự học để nắm vững Toán Lý Hoá của bậc THPT. Khi lên trung học, thành phố Thiên Tân tổ chức kỳ thi Vật lý của bậc Trung học, tôi là đứa học trò nông thôn duy nhất của cả 5 huyện ngoại thành Thiên Tân được giải, và là 1 trong 3 người đỗ đầu.
Tháng 6 năm đó, tôi được đặc cách vào thẳng trường Trung học số 1 danh tiếng của Thiên Tân, tôi vui sướng chạy như bay về nhà.
Nào ngờ, khi tôi báo tin vui cho cả nhà, mặt bố mẹ chất chứa toàn những đau khổ. Bà nội vừa mất nửa năm, ông nội đang gần kề cái chết, nhà tôi đã mắc nợ tới hơn mười nghìn nhân dân tệ rồi. Tôi lặng lẽ quay về bàn học, nước mắt như mưa suốt 1 ngày.
Đến tối, tôi nghe thấy ở ngoài nhà có tiếng ồn ào. Thì ra mẹ tôi đang định dắt con lừa con của nhà đi bán, cho tôi đi học, nhưng ba tôi không chịu.
Tiếng ồn ào làm ông nội nghe thấy, ông đang bệnh nặng, trong lúc buồn bã ông đã lìa đời.

Bán lừa, nhịn chữa bệnh cho con đi học
Sau lễ an táng ông nội, nhà tôi lại mắc thêm vài nghìn tệ tiền nợ nữa. Tôi không còn dám nhắc đến việc đi học nữa, tôi cất "Giấy báo nhập học" thật kỹ vào vỏ gối, hàng ngày tôi ra đồng làm việc cùng mẹ.
Sau hai hôm, tôi và ba tôi cùng lúc phát hiện ra: con lừa con biến mất rồi.
Ba tôi sắt mặt lại, hỏi mẹ tôi: "Bà bán con lừa con rồi à? Bà bị thần kinh à? Sau này lấy gì kéo, lương thực hoa màu bà đẩy xe tay nhé, bà tự cõng nhé? Bà bán lừa 1, 2 trăm bạc liệu cho nó học được một hay là hai học kỳ?".
Hôm đó mẹ tôi khóc. Mẹ dùng một giọng rất dữ dội rất hung dữ để gào lại ba tôi: "Con cái mình đòi đi học thì có gì sai? Nó thi lên được trường số 1 của thành phố. Nó là đứa duy nhất của cả huyện này đấy, tôi không thể để cho tiền đồ của nó bị lỡ dở được. Tôi sẽ dùng tay đẩy, dùng lưng vác, để cho nó đi học...".
Cầm sáu trăm tệ mẹ vừa bán lừa, tôi thật sự chỉ muốn quỳ xuống dập đầu trước mẹ. Tôi đã thích được học quá rồi, mà còn học tiếp, thì mẹ sẽ khổ sở bao nhiêu, vất vả bươn chải thêm bao nhiêu?
Mùa thu năm đó, tôi quay về nhà lấy áo lạnh, thấy mặt ba tôi vàng như sáp, gầy da bọc xương đang nằm trên giường sưởi. Mẹ bình thản bảo: "Có gì đâu, bị cảm, sắp khỏi rồi". Ai ngờ, hôm sau tôi xem vỏ lọ thuốc của ba, thì thấy đó là thuốc ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển.
Tôi kéo mẹ ra ngoài nhà, khóc hỏi mẹ mọi chuyện là thế nào. Mẹ bảo, từ sau khi tôi đi học, ba bắt đầu đi ngoài ra máu, ngày càng nặng lên. Mẹ vay sáu nghìn tệ đưa ba lên Thiên Tân, Bắc Kinh, đi khắp nơi, cuối cùng xác định là u nhu ruột bowel polyps, bác sĩ yêu cầu ba phải mổ gấp. Mẹ chuẩn bị đi vay tiền tiếp, nhưng ba kiên quyết không cho. Ông nói, bạn bè họ hàng đã vay khắp lượt rồi, chỉ vay mà không trả thì còn ai muốn cho mình vay nữa!
Hàng xóm kể với tôi: Mẹ dùng một phương pháp nguyên thuỷ và bi tráng nhất để gặt lúa mạch.
Mẹ không đủ sức gánh lúa mạch ra sân kho để tuốt hạt. Mẹ cũng không có tiền thuê người giúp. Mẹ bèn gặt dần, lúa mạch chín chỗ nào gặt chỗ đó, sau đó dùng xe cải tiến chở về nhà., Tối đến mẹ trải một tấm vải nhựa ra sân, dùng hai tay nắm từng nắm lúa mạch đập lên một hòn đá to...
Lúa mạch trồng trên ba mẫu đất của nhà, một mình mẹ làm. Mệt đến mức không đứng dậy nổi nữa thì mẹ ngồi xổm xuống cắt, đầu gối quỳ còn chảy máu, đi đường cứ cà nhắc...
Không đợi hàng xóm kể hết, tôi chạy như bay về nhà, khóc to gọi mẹ: "Mẹ, mẹ, con không thể đi học nữa đâu...". Kết quả, mẹ vẫn tống tôi lên trường.

"Chịu khổ được thì chả còn gì khó"
Tiền sinh hoạt phí mỗi tháng của tôi chỉ 60 đến 80 tệ (tương đương 120.000-160.000 VND), thật thảm hại nếu so với những người bạn học khác mỗi tháng có 200-240 tệ.
Nhưng chỉ mình tôi biết, món tiền nhỏ này mẹ tôi cũng phải tằn tiện lắm, từ ngày đầu tháng đã dành từng hào từng hào, bán từng quả trứng gà, rau xanh lấy từng đồng từng đồng, có lúc dành dụm không đủ đã phải giật tạm vài đôi chục. Mà cha tôi, em trai tôi, dường như chẳng bao giờ có thức ăn, nếu nhà ăn rau cũng chẳng dám xào mỡ, chỉ chan tí nước dưa muối ăn qua bữa.
Mẹ không muốn tôi đói, mỗi tháng mẹ chăm chỉ đi bộ hơn mười cây số mua mì tôm với giá bán buôn. Rồi mỗi cuối tháng, mẹ vất vả cõng một túi nặng lên Thiên Tân thăm tôi. Trong túi ấy ngoài những gói mì tôm ra, còn có nhiều xếp giấy loại mẹ phải đi bộ ra một xưởng in ngoài thị trấn cách nhà 6km để xin cho tôi (đó là giấy để tôi làm nháp Toán), cả một chai tương cay rất to, cải bẹ muối thái sợi, và cả một cái tông đơ để cắt tóc. (Cắt tóc nam rẻ nhất Thiên Tân cũng phải 5 tệ, mẹ muốn tôi dành tiền cắt tóc để mua thêm lấy vài cái bánh bao mà ăn).
Tôi là học sinh cấp 3 duy nhất của Thiên Tân đến cả rau ở bếp ăn nhà trường cũng không mua nổi, chỉ có thể mua vài cái bánh bao, mang về ký túc ăn cùng mì sợi khô hoặc chấm với tương ớt, kẹp dưa muối để ăn qua bữa.
Tôi cũng là học sinh duy nhất không có giấy kiểm tra, chỉ có thể tận dụng giấy một mặt của xưởng in để viết bài. Tôi là đứa học sinh duy nhất chưa bao giờ dùng xà phòng, khi giặt quần áo tôi thường đi nhà bếp xin ít bột kiềm nấu ăn (alkali - chất kiềm, dùng để hấp bánh bao, làm bánh nướng, làm nước sôđa) là xong. Nhưng tôi chưa bao giờ tự ti, tôi cảm thấy mẹ tôi khổ cực cả đời, như người anh hùng chống lại đói khổ, làm con của người mẹ như thế tôi rất tự hào.
Hồi mới lên Thiên Tân, tiết học tiếng Anh đầu tiên khiến tôi ù cạc. Khi mẹ lên, tôi kể cho mẹ nghe tôi sợ tiếng Anh thế nào, ai ngờ mẹ chỉ cười bảo: "Mẹ chỉ biết con là đứa trẻ con khổ cực nhất, mẹ không thích con kêu khó, vì chịu khổ được thì chả còn gì khó nữa".
Tôi hơi bị nói lắp, có người bảo, học tiếng Anh đầu tiên cần làm chủ được cái lưỡi của mình, bởi vậy tôi thường kiếm một hòn sỏi ngậm vào miệng mình, rồi gắng đọc tiếng Anh. Hòn sỏi cọ xát vào lưỡi tôi, có lúc máu chảy ra bên mép, nhưng tôi cố gắng để kiên trì.
Nửa năm trôi qua, hòn sỏi nhỏ đã bị mài tròn đi, lưỡi tôi cũng đã nhẵn, tiếng Anh đã thành người giỏi thứ 3 của lớp.
Tôi vô cùng cảm ơn mẹ, lời mẹ khích lệ tôi vượt qua khó khăn lớn trong học tập.

Có chữ thì nghèo cũng không ngại - Huy chương Vàng dành cho người mẹ
"Nghèo đói là trường đại học tốt nhất. Nếu con có thể tốt nghiệp trường đại học này, thì những trường đại học như Thiên Tân, Bắc Kinh con chắc chắn đều đỗ". Lời nói của người mẹ nông dân ít học là động lực để cậu học sinh nghèo dày thêm ý chí và nghị lực trên đường đời.

Năm 1996, lần đầu tiên tôi được tham gia cuộc thi Olympic tri thức toàn quốc khu vực Thiên Tân, đoạt giải Nhất môn Vật lý và giải Nhì môn Toán học. Tôi được đại diện Thiên Tân đi Hàng Châu tham gia Cuộc thi Olympic toàn Trung Quốc môn Vật lý. "Đoạt lấy chiếc Cup giải Nhất toàn Trung Quốc tặng mẹ, rồi lên đường dự Olympic Vật lý Thế giới!". Tôi không ngăn được nỗi khao khát trong lòng, tôi viết thư báo cho mẹ tin vui và mơ ước của tôi.
Kết quả, tôi chỉ được giải Nhì, tôi nằm vật ra giường, không ăn không uống.
Dù tôi là người đạt thành tích cao nhất trong đoàn Thiên Tân đi thi, nhưng nếu tính cả những khốn khổ của mẹ tôi vào, thì thành tích này không xứng đáng!
Tôi về trường, các thầy ngồi phân tích nguyên nhân thất bại cho tôi thấy: Tôi những muốn phát triển toàn diện cả Toán Lý Hoá, những mục tiêu của tôi quá nhiều nên sức lực tinh thần tôi phải phân tán rộng. Nếu giờ tôi chỉ chọn một mục tiêu trước mắt là kỳ thi Toán, nhất định tôi thắng.
Tháng 1/1997, tôi cuối cùng đã giành chiến thắng tại kỳ thi Olympic Toán toàn Trung Quốc với điểm số tuyệt đối, lọt vào đội tuyển Quốc gia, cả 10 kỳ thi kiểm tra ở đội tuyển tôi đều là người đứng đầu. Với thành tích đó, tôi được sang Argentina tham gia kỳ thi Olympic Toán quốc tế.
Nộp xong phí báo danh, tôi gói những sách vở cần chuẩn bị và tương đậu cay của mẹ lại, chuẩn bị lên đường.
Giáo viên chủ nhiệm và thầy giáo dạy Toán thấy tôi vẫn mặc bộ quần áo thải của người khác cho, những thứ áo quần màu sắc chả đâu vào đâu, kích cỡ khác nhau, bèn mở tủ áo của tôi ra, chỉ vào những áo trấn thủ vá, những áo bông tay đã phải nối hai lần, vạt đã phải chắp ba phân, hỏi tôi:
"Kim Bằng, đây là tất cả quần áo của em ư?"
Tôi chả biết nói sao, vội đáp: "Thầy ơi, em không sợ người khác chê cười! Mẹ em thường bảo, Phúc Hữu Thi Thư Khí Tự Hoa - trong lòng có sách vở tất mặt mũi sáng sủa, em mặc những thứ đồ này đi Mỹ gặp Tổng thống Clinton em cũng chẳng thấy ngượng".

Đạt Huy chương Vàng Toán quốc tế
Ngày 27/7, Olympic Toán học Thế giới lần thứ 38 chính thức khai mạc.
Chúng tôi thi liên tục suốt năm tiếng rưỡi, từ 8h30 phút sáng tới 2h chiều. Ngày hôm sau công bố kết quả. Đầu tiên công bố Huy chương Đồng, tôi không muốn nghe thấy tên mình. Sau đó công bố Huy chương Bạc, cũng không có tên tôi. Cuối cùng, công bố Huy chương Vàng, người đầu tiên, người thứ hai, người thứ ba là tôi.
Tôi khóc lên vì sung sướng, trong lòng tự nói: "Mẹ ơi, con mẹ thành công rồi!".
Tin tôi và một người bạn nữa đoạt Huy chương Vàng kỳ thi Olympic Toán học ngay chiều hôm đó đã được Đài Phát thanh Nhân dân Trung ương TQ và Đài Truyền hình Trung ương TQ đưa.
Ngày 1/8, chúng tôi vinh quang trở về, lễ đón long trọng được Hiệp hội Khoa học Trung Quốc và Hội Toán học TQ tổ chức. Khi đó, tôi muốn về nhà, tôi muốn sớm gặp mẹ, tôi muốn chính tay tôi đeo tấm huy chương Vàng chói lọi lên cổ mẹ...
Hơn mười giờ đêm tối hôm đó, tôi cuối cùng đã đội trời đêm về đến nhà. Người mở cửa là ba tôi, nhưng người một tay ôm chặt lấy tôi vào ngực trước lại chính là mẹ tôi.
Dưới trời sao vằng vặc, mẹ tôi ôm tôi rất chặt...
Tôi lấy tấm huy chương vàng đeo lên cổ mẹ, khóc một cách nhẹ nhõm và sung sướng.

Mẹ là người thầy vĩ đại nhất
Trả lời phỏng vấn báo chí
Ngày 12/8, trường Trung học số 1 của Thiên Tân chật ních người, mẹ được ngồi lên bàn Chủ tịch danh dự cùng với các quan chức Cục Giáo dục Thiên Tân và các giáo sư Toán học hàng đầu. Hôm đó, tôi đã phát biểu thế này:
"Tôi muốn dùng cả sự sống của tôi để cảm tạ một người, là người mẹ đã sinh và nuôi nấng tôi. Mẹ tôi là một người phụ nữ nông dân bình thường, nhưng những đạo lý mẹ dạy tôi nên người đã khích lệ tôi cả đời. Năm tôi học lớp 10, tôi muốn mua cuốn sách "Đại từ điển Anh-Trung" để học tiếng Anh, mẹ tôi không có tiền, nhưng mẹ vẫn nghĩ cách giúp tôi.
Sau bữa cơm sáng, mẹ tôi mượn một chiếc xe cải tiến, chất một xe rau cải trắng, hai mẹ con tôi đẩy ra chợ huyện cách hơn bốn mươi km bán rau. Đến được chợ đã gần trưa, buổi sáng đó tôi và mẹ chỉ ăn hai bát cháo ngô nấu với khoai lang đỏ, lúc đó bụng đói cồn cào, chỉ mong có ai tới mua cho cả xe rau ngay. Nhưng mẹ vẫn nhẫn nại mặc cả từng bó, cuối cùng bán với giá 1 hào một cân. Hai trăm cân rau đáng lẽ 21 tệ, nhưng người mua chỉ trả 20 tệ.
Có tiền rồi tôi muốn ăn cơm, nhưng mẹ bảo nên đi mua sách trước, đó là việc chính của ngày hôm nay. Chúng tôi đến hiệu sách hỏi, giá sách là 18 tệ 2 hào 5 xu, mua sách rồi còn lại 1 tệ 7 hào 5 xu. Nhưng mẹ chỉ cho tôi 7 hào rưỡi đi mua hai cái bánh bột nướng, một tệ kia còn phải cất đi để dành cho tôi làm học phí.
Tuy ăn hết hai cái bánh nướng, nhưng đi bộ tiếp 40km về nhà, tôi vẫn đói tới mức hoa mắt chóng mặt, lúc này tôi mới nhớ ra tôi đã quên không phần cho mẹ ăn một miếng bánh nướng nào, mẹ tôi chịu đói cả ngày, vì tôi mà kéo xe suốt 80km đường xa.
Tôi hối hận tới mức chỉ muốn tát cho mình 1 cái, nhưng mẹ tôi chỉ bảo: "Mẹ ít văn hoá, nhưng mẹ nhớ khi nhỏ được thầy giáo dạy là, Golgi có nói một câu: Nghèo đói là trường đại học tốt nhất. Nếu con có thể tốt nghiệp trường đại học này, thì những trường đại học như Thiên Tân, Bắc Kinh con chắc chắn đều đỗ."
Khi mẹ nói thế mẹ không nhìn tôi, mẹ nhìn ra con đường đất xa xôi, cứ như thể con đường đất đó có thể thông tới tận Thiên Tân, đi thẳng tới Bắc Kinh.
Tôi nghe mẹ bảo thế, tôi không thấy đói nữa, chân tôi không mỏi nữa..
Nếu nghèo đói là trường đại học tốt nhất, thì tôi muốn nói rằng, người mẹ nông dân của tôi chính là người thầy giáo giỏi nhất của đời tôi".
Dưới khán đài, không biết có bao nhiêu đôi mắt đã ướt đẫm, tôi quay về phía người mẹ tóc hoa râm của tôi, cúi người xuống kính cẩn...

Tôi sẽ đi dù đường còn xa...
Ngày 5/9/1997 là ngày tôi rời gia đình đi nhập học ở ĐH Bắc Kinh, khoa Toán.
Ngọn khói bếp dài cất lên từ trên nóc ngôi nhà nông dân cũ nát gia đình tôi. Người mẹ chân thập thễnh của tôi đang nấu mì sợi cho tôi. Những bột mì này có được nhờ mẹ đổi 5 quả trứng gà cho hàng xóm. Chân mẹ bị thương vì mấy hôm trước, để thêm tí tiền cho tôi nhập học, mẹ đẩy một xe chất đầy rau từ thôn ra thị trấn, trên đường bị trật chân.
Bưng bát mì, tôi đã khóc.
Tôi buông đũa quỳ xuống đất, xoa nắn chỗ chân sưng phồng lên to hơn cả cái bánh bao của mẹ, nước mắt rơi xuống đất... Nhà tôi ở Thiên Tân, làng Đại Hữu Đới, huyện Vũ Thanh.
Tôi có một người mẹ tốt nhất thế gian tên là Lý Diệm Hà.
Về Đầu Trang Go down
^_^tot_lanh_nhe^_^

^_^tot_lanh_nhe^_^


Tổng số bài gửi : 206
Join date : 18/05/2011
Age : 32
Đến từ : thanh hoa

HỌC LÀM NGƯỜI Empty
Bài gửiTiêu đề: CÂU CHUYỆN 2 BÁT MÌ BÒ   HỌC LÀM NGƯỜI EmptyThu May 19, 2011 1:40 am



Vào một buổi chiều mùa xuân lạnh lẽo, trước cửa quán bán mì của chúng tôi xuất hiện hai vị khách rất đặc biệt, một người cha và một người con. Nói đặc biệt là bởi vì người cha bị mù. Người con trai đi bên cạnh, ân cần dìu người cha...

Cậu trạc 18, 19 tuổi, quần áo giản dị, lộ rõ vẻ nghèo túng, nhưng từ cậu lại toát lên nét trầm tĩnh của người có học, dường như cậu vẫn đang còn là học sinh…
Cậu con trai tiến đến trước mặt tôi, nói to: “Xin cho hai bát mì bò !” Tôi đang định viết hóa đơn, thì cậu ta hướng về phía tôi và xua xua tay. Tôi ngạc nhiên nhìn cậu, cậu nhoẻn miệng cười biết lỗi, rồi chỉ tay vào bảng giá treo trên tường, phía sau lưng tôi, bảo nhỏ tôi rằng chỉ làm một bát mì có thịt bò, bát kia chỉ cần rắc chút hành là được.

Lúc đầu, tôi hơi ngỡ ngàng, nhưng sau đó chợt hiểu ra ngay. Hóa ra, cậu ta gọi to hai bát mì thịt bò như vậy là cố tình để người cha nghe thấy, thực ra thì tiền túi của cậu không đủ, nhưng cậu lại không muốn cho cha biết. Tôi mỉm cười với cậu ta tỏ vẻ hiểu ý.

Nhà bếp nhanh nhẹn bê lên ngay hai bát mì nóng hổi. Cậu con trai chuyển bát mì bò đến trước mặt cha, ân cần chăm sóc: ”Bố ơi, có mì rồi, bố ăn đi thôi, bố cẩn thận kẻo nóng đấy !” Rồi cậu ta tự bưng bát mì không thịt về phía mình.
Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò dẫm đưa qua đưa lại trong bát mì của mình. Loay hoay một lúc, ông mới gắp trúng được một miếng thịt, vội vàng bỏ miếng thịt sang bát mì của người con. ”Ăn đi con, con ăn nhiều thêm một chút, ăn no rồi học hành chăm chỉ, sắp thi tốt nghiệp rồi, nếu mà thi đỗ đại học, sau này làm người có ích cho xã hội.” Người cha nói với giọng hiền từ, đôi mắt tuy mờ đục vô hồn, nhưng trên khuôn mặt đầy nếp nhăn lại sáng lên nụ cười ấm áp.

Điều khiến cho tôi ngạc nhiên, đó là, cậu con trai không hề cản cha, cứ im lặng đón nhận miếng thịt cha gắp sang bát của mình, rồi lại lặng lẽ kín đáo gắp trả miếng thịt ấy về cho cha.
Cứ lặp đi lặp lại như vậy, thịt trong bát của người cha cứ gắp vơi đi rồi lại đầy, gắp mãi không hết... Ông lão cảm động nói: ”Cái quán này thật tử tế quá, một bát mì mà biết bao nhiêu là thịt”.
Tôi đứng ngay gần đó, nghe ông nói mà chợt toát mồ hôi, trong bát mì bưng ra chỉ có vài mẫu thịt tội nghiệp, quắt queo bằng móng tay, lại mỏng chẳng khác gì xác ve.
Người con trai nghe vậy vội vàng tiếp lời cha: ”Bố ơi, bố ăn mau đi, bát của con đầy ắp thịt không biết để vào đâu rồi đây này”... “Ừ…ừ, con ăn nhanh lên, ăn mì bò thật ra cũng bổ béo lắm đấy.”

Hành động và lời nói của hai cha con làm chúng tôi rất xúc động. Chẳng biết từ khi nào, bà chủ cũng đã đứng ra cạnh tôi, lặng lẽ nhìn hai cha con họ.
Vừa lúc đó, cậu đầu bếp bê lên một đĩa thịt bò vừa thái, bà chủ dẩu dẩu môi ra hiệu bảo cậu đặt lên bàn của hai cha con. Cậu con trai ngẩng đầu tròn mắt nhìn một lúc, bàn này chỉ có mỗi hai cha con cậu ngồi, cậu ta vội vàng hỏi lại: “Anh để nhầm bàn rồi thì phải, chúng tôi không gọi thêm món thịt bò”. Bà chủ mỉm cười bước lại chỗ họ: ”Không nhầm đâu, hôm nay chúng tôi kỷ niệm ngày mở quán, đĩa thịt này là quà biếu thêm cho khách hang.” Cậu con trai cười cười, không hỏi gì nữa.

Thế rồi, cậu gắp thêm vài miếng thịt vào bát người cha, sau đó, bỏ phần còn thừa vào trong một cái túi xốp. Chúng tôi cứ im lặng chờ cho hai cha con ăn xong, rồi lại dõi mắt tiễn hai cha con ra khỏi quán. Mãi khi cậu chạy bàn đi thu bát đĩa, đột nhiên kêu lên khe khẽ, dưới cái trôn bát của cậu con trai có dằn mấy tờ giấy bạc, vừa đúng giá tiền một đĩa thịt bò, được viết trên bảng giá của cửa hàng...
Về Đầu Trang Go down
^_^tot_lanh_nhe^_^

^_^tot_lanh_nhe^_^


Tổng số bài gửi : 206
Join date : 18/05/2011
Age : 32
Đến từ : thanh hoa

HỌC LÀM NGƯỜI Empty
Bài gửiTiêu đề: ĐỨA CON BẤT HIẾU   HỌC LÀM NGƯỜI EmptyThu May 19, 2011 1:41 am

24h) - Mò mẫm trên khắp các cánh đồng, nhặt từng con cua con ốc kiếm thêm tiền nuôi con ăn học đại học, chị Hạnh không ngờ có ngày con mình lại “bán đứng” bố mẹ, đẩy gia đình đến bước đường cùng, không còn nhà để ở.

Bán nhà trả nợ cho con
Vừa đi làm đồng về, chị Hạnh mẹ sinh viên Danh (Hưng Hà, Thái Bình) chưa kịp hồi sức sau một ngày làm việc vất vả thì bỗng bủn rủn chân tay khi nhận được cuộc điện thoại của Danh thông báo đang nợ cả gốc lẫn lãi gần 130 triệu đồng. Danh đang phải lẩn trốn vì bọn cho vay nặng lãi dọa tìm được sẽ “xử lý” nếu trong vòng một tuần nữa không trả đủ tiền.

“Tôi đã ngất lên ngất xuống, không còn tin vào tai mình nữa”- chị Hạnh tâm sự. 130 triệu đồng- số tiền mà cả đời lội ruộng như gia đình chị có nằm mơ cũng không thấy được.
Liên lạc với Danh không được, chị Hạnh khăn gói lên Hà Nội tìm cậu con trai đang theo học ở ĐH Xây dựng. Đến địa chỉ nhà trọ của con, chị rụng rời tay chân khi biết con trai đã đi đâu không rõ gần một tháng nay để tránh sự truy bức của các chủ nợ.

Tìm đến những người bạn học đồng hương với Danh, chị Hạnh càng nhói lòng. “Danh mượn tiền cháu lâu nay có trả đâu”, “Danh mượn xe cháu đi cắm”, “Điện thoại của cháu bị Danh “vay”… là những lời “tốt đẹp” về con trai cưng mà chị hạnh nghe được. Nhẩm tính, ngoài số nợ vay nóng hơn 130 triệu đồng, sau 7 năm học mãi mà không ra trường, con trai chị đã lấy 7 chiếc xe máy và hơn chục cái điện thoại của bạn bè để “cắm”.

Giận đến run người nhưng chị Hạnh vẫn lặn lội tìm con giữa đất Hà thành. Trái với sự mong chờ của mẹ, càng ngày bóng dáng Danh càng biệt tăm. Hạn trả tiền của chủ nợ quy định đã cận kề, lo cho con, chị Hạnh quay về quê “tính nốt mấy sào lúa non” và chạy vạy thêm để trả cho người ta.

Giữa chốn làng quê, kiếm một triệu lận lưng đã khó, giờ bói đâu ra 130 triệu đồng. Túng quẫn, vợ chồng chị gõ cửa hết nhà này sang nhà khác. Cả làng thương chị, người nhiều thì cho mượn vài ba triệu, người ít thì dăm, bảy trăm. Từ làng trên đến xóm dưới, cộng với mấy sào lúa, số tiền gom được vẫn chưa đủ một nửa. Không còn cách nào khác, bố mẹ Danh đành cắn răng rao bán ngôi nhà – nơi trú thân của cả gia đình, và cũng là nơi thờ cúng tổ tiên.

“Kiếp người tôi sao khổ quá”- chị Hạnh nghẹn lời. Ngày Danh thi đỗ đại học, cả gia đình, họ tộc đều đến chúc mừng. “Nghĩ đến cảnh, giữa vùng đất nông thôn, mẹ bồng em, bố xách mấy túi đồ, cả nhà dẫn nhau đi ở nhờ nhà hàng xóm, thì biết đến bao giờ mới có thể quên cái cảm giác ê chề nhục nhã khi đó. Cố gắng cho con đi học cho bằng bạn bằng bè, những mong con tu chí học hành sau này đỡ khổ, ai dè, nó đầy đọa bố mẹ đến đường này. Biết thế, cho ở nhà bắt cua bắt ốc, có khi bố mẹ đỡ khổ, chứ không đến nỗi rơi vào cảnh đến một tấc đất cắm dùi cũng không còn như thế này”, chị Hạnh cắn chặt môi.

Đêm đêm nằm… mơ số
Dường như không mấy quan tâm đến thực tế gia đình đang gặp phải, ở giữa Hà Nội, Danh, chàng trai 27 tuổi vẫn bô bô kể về thành tích chinh phục chị em; thao thao bất tuyệt về những trận chơi thâu đêm hay những con đề theo mãi không biết chán.
Có người bảo, chuyện học và “nuôi con đề” của Danh có nét… hao hao giống nhau. Là bởi thi đỗ từ năm 2001 nhưng đến nay cậu vẫn chưa có được cái bằng. Là bởi, cứ hễ nằm mơ là cậu lao vào ôm tập vở luận giấc mơ ra số đề rồi ngấu nghiến, nghiền ngẫm miệt mài từ đêm đến sáng.

Nuôi đề từ năm thứ hai, đến nay ngoài tên cúng cơm do cha mẹ đặt, anh chàng 27 tuổi này đã được bạn bè nhiều khoá gán cho cái tên mới “chúa chổm” vì những khoản nợ không tên.

Nhưng cũng có lúc cu cậu chợt… giàu. Tiền nhặt được từ những lần bỏ học để luận đề đã được anh chàng ném vào những cuộc nhậu tới bến mà không hay biết trước đó đã mất bao nhiêu.

Tai hại hơn, theo lời kể của Danh: “Khi hết tiền thì mượn bạn, bạn không có tiền thì mượn đồ đem cắm. Khi không có tiền, có đồ thì vay nóng của mấy người ở cạnh trường Kinh tế Quốc dân. Vay mới khó, chứ trả thì dễ”, Danh nói, đầy vẻ tự tin.
Nhưng “dễ” như Danh nói là 7 chiếc xe máy, hơn chục chiếc điện thoại của bạn và 130 triều đồng vay nóng mà đến nay Danh vẫn chưa trả hết dù gia đình đã phải bán đất bán nhà.

Vay tiền “cúng” số đề
Theo lời Danh, anh ta không phải là trường hợp cá biệt. Dẫn chứng là trong các cửa hàng cho vay nóng trá hình dưới những quán Internet, chè chén cạnh Ký túc xá có quyển sổ theo dõi vay nợ mà đối tượng chủ yếu là sinh viên.
Danh thừa nhận mình “liều”, song vẫn còn thua nhiều cậu bạn khác. Không nói đâu xa, nhóm của Danh có 4 người thì cả 4 đều đang là con nợ lớn của những hàng cho vay “nóng”.

Tôi vờ có nhu cầu vay tiền, Danh cười ngay “Tưởng gì, đơn giản lắm”, rồi liến thoắng: “Chỉ cần một thẻ sinh viên và số điện thoại gia đình hoặc chứng minh thư để khi cần các chủ nợ sẽ liên hệ là chị đã có thể vay với lãi suất … 36%/ tháng”.
Chính vì cái cái thủ tục vay quá đơn giản, lại có tiền nóng để tiêu, thích lấy lúc nào có lúc đấy, nên những người như Danh cứ thiếu lại vay, còn việc trả thì… trông chờ vào cơ may trúng lô đề.

Nhưng cái ngày trúng lô đề cứ xa vời vợi. Nợ nần chồng chất, số tiền vay lãi mẹ đẻ lãi con. Và cứ thế, những người như Danh chẳng mấy chốc hư đốn. Và cũng vì thế, những kỳ vọng của cha mẹ vào đứa con đang theo học đại học chẳng mấy tan tành như bong bóng, thậm chí đến mái nhà cũng không còn để ngả lưng trú mưa nắng sau những ngày còng lưng nhặt nhạnh nuôi con.
Về Đầu Trang Go down
^_^tot_lanh_nhe^_^

^_^tot_lanh_nhe^_^


Tổng số bài gửi : 206
Join date : 18/05/2011
Age : 32
Đến từ : thanh hoa

HỌC LÀM NGƯỜI Empty
Bài gửiTiêu đề: CẢM ĐỘNG CẬU HỌC TRÒ BỎ HỌC NUÔI MẸ BỊ UNG THƯ   HỌC LÀM NGƯỜI EmptyThu May 19, 2011 1:45 am

Cảm động cậu học trò bỏ học nuôi mẹ bị ung thư (Mã số 56)
(Dân trí) - Đã gần mười năm nay, mẹ bị căn bệnh ung thư vú hành hạ. Thương mẹ, Khánh đã bỏ học lao động vất vả nuôi mẹ những ngày cuối đời. Không có tiền chạy chữa bệnh mẹ ngày nặng hơn, khó khăn thêm chồng chất lên đôi vai gầy của em...

Câu chuyện cảm động đó đã diễn ra trong căn nhà nghèo trống trơ, dột nát ở xóm 11, xã Cẩm Huy, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).

Mang trong mình căn bệnh ung thư vú đã gần 10 năm nay, bà Lê Thị Khương (61 tuổi) mẹ của Khánh chưa một lần được mổ hay chữa trị cho dứt. Có khi bà cầm giấy tờ khám bệnh đề nghị mổ của bác sĩ trên tay nhưng tiền không có, đành ở vậy mặc cho căn bệnh hành hạ. Thương con, bà cố gượng dậy làm việc vặt trong nhà, nhưng sức lực yếu dần rồi nằm liệt dường đau đớn.

Chồng không có, nay thân mình mang bệnh nặng, ngực ngày càng trướng to ra, bà không muốn ra đi bỏ lại đứa con thơ dại. Bà tâm sự: “Năm 1970, tôi vào chiến trường Khe Sanh-Quảng Trị, thuộc đoàn 130, sư đoàn 5, Quân khu 5, chiến đấu mãi tới ngày nước nhà hoàn toàn độc lập tôi mới trở về quê hương, tôi tham gia các phong trào của xã nhà nhưng vì vết thương chiến tranh hành hạ quá, tôi xin về làm ruộng”.


Những chuỗi ngày cực khổ của bà Khương bị căn bệnh ung thư quái ác hành hạ

Với hơn 400 tiền trợ cấp thương tật hàng tháng cho hai mẹ con thì chưa đủ sống huống hồ bà lại phải chạy chữa bệnh tật. Thương mẹ, em Khánh đang học lớp 12 ở Trung tâm GDTX Cẩm Xuyên, tranh thủ thời gian sau nửa buổi học đi làm thuê, phụ hồ kiếm ngày vài chục nghìn đồng phụ giúp mẹ. Mẹ mỗi ngày bệnh nặng hơn, nằm một chỗ không làm được gì em đành bỏ học ở nhà thường trực bên mẹ.

Khánh nói trong nước mắt: “Em muốn đến trường lắm nhưng mẹ như thế này không có ai chăm nom thì tội nghiệp quá. Em đã ráng hết sức rồi, nhưng ông trời không thương mẹ con em. Trong nhà có chi em đã bán hết chạy chữa cho mẹ mà bệnh tình không hề thuyên chuyến. Nhìn thân hình mẹ yếu ớt như thế này sẽ không còn sống được bao lâu nữa. Em muốn có tiền để mổ khối u cho mẹ nhưng lực bất tòng tâm. Xin mọi người hãy cứu lấy mẹ em!”.

“Tôi thương thằng Khánh hơn bản thân mình! Mấy năm trước khối u của tôi còn nhỏ thì ngày hai buổi nó vừa đi học vừa làm việc nhà chăm sóc tôi. Nay tôi bệnh nặng lên, nó đành bỏ học dành thời gian chăm mẹ, tôi thấy xót xa quá nhưng gia cảnh thế này biết làm sao. Mấy ngày trước trời mưa lũ, nước dâng cao ngập nhà thằng Khánh bế tôi lên trên sập nằm mà ôm mẹ khóc suốt đêm”, bà Khương nghẹn ngào nói, nước mắt cứ rơi trên khuôn mặt hốc hác và đau khổ của bà.

Nhà có mấy yến lúa đã bị lũ ngâm làm ẩm mốc hết không thể sử dụng được. Từ hôm lũ rút tới giờ Khánh phải đi vay hàng xóm gạo về nấu cháo cho mẹ. Thấy cảnh neo đơn của hai mẹ con khiến làng xóm ai cũng thương tình, những ngày bà Khương đau nặng họ quyên góp người ít lon gạo giúp mẹ con bà sống qua ngày.

Chị Dinh, người hàng xóm tốt bụng thường qua nhà giúp đỡ tâm sự với chúng tôi: “Gia đình bà Khương thuộc diện xóa đói giảm nghèo, mỗi lúc có trợ cấp, ủy ban xã đều để cho bà một suất. Nhưng đến cái ăn còn không đủ thì nói đâu ra tiền mà chữa bệnh, mà bà con họ hàng nghèo khổ cả lấy gì mà nhờ vả”.

Sống những ngày tháng cuối cuộc đời trong tuyệt vọng, bà Khương đang bị dày xéo đau đớn khi bệnh tình ngày càng nặng thêm. Bà chẳng mong phép nhiệm màu sẽ đến. Còn Khánh đã thất học, rồi một mai đây mẹ khuất núi, chẳng còn ai để nương tựa sớm hôm. Em sẽ khóc thật nhiều và đơn độc trong ngôi nhà vắng lạnh.
Về Đầu Trang Go down
^_^tot_lanh_nhe^_^

^_^tot_lanh_nhe^_^


Tổng số bài gửi : 206
Join date : 18/05/2011
Age : 32
Đến từ : thanh hoa

HỌC LÀM NGƯỜI Empty
Bài gửiTiêu đề: 8 DDIEU MAY MẮN VỀ TIỀN BẠC   HỌC LÀM NGƯỜI EmptyThu May 19, 2011 1:48 am

1. Có tiền ta có thể mua được một ngôi nhà nhưng không thể mua được một tổ ấm.
2. Có tiền ta có thể mua được đồng hồ nhưng không thể mua được thời gian.
3. Có tiền ta có thể mua được một chiếc giường nhưng không thể mua được giấc ngủ.
4. Có tiền ta có thể mua được một cuốn sách nhưng không mua được kiến thức.
5. Có tiền ta có thể đến khám bác sĩ nhưng không mua được sức khoẻ tốt.
6. Có tiền ta có thể mua được địa vị nhưng không mua được sự nể trọng.
7. Có tiền ta có thể mua được máu nhưng không mua được cuộc sống.
8. Có tiền ta có thể mua được thể xác nhưng không mua được tình yêu
Về Đầu Trang Go down
^_^tot_lanh_nhe^_^

^_^tot_lanh_nhe^_^


Tổng số bài gửi : 206
Join date : 18/05/2011
Age : 32
Đến từ : thanh hoa

HỌC LÀM NGƯỜI Empty
Bài gửiTiêu đề: CHUYỆN CÔ BÉ 16 TUỔI CẢM ĐỘNG CẢ TRỜI DẤT   HỌC LÀM NGƯỜI EmptyThu May 19, 2011 1:51 am

Ngày 24/8/1998, một đám tang vô cùng đặc biệt được tổ chức tại huyện Gia Tường, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc). Người chết là một cô gái mới 16 tuổi trên là Thẩm Xuân Linh.





Nhưng cô được nhận những nghi lễ long trọng nhất của làng, những người anh trai của cô mặc tấm áo tang chỉ được mặc khi đưa tang cha đẻ. Anh trai cô quỳ rất lâu trước linh cữu em gái, người trong làng ai cũng đeo băng tang.
Nhưng không ai biết rằng, cô gái mười sáu tuổi này thực ra không hề có máu mủ ruột thịt gì với những người còn sống, cũng như với dân làng này, thậm chí cô chỉ là một đứa con gái riêng của mẹ kế mà ngay cả tên trong sổ hộ khẩu của làng cũng không có.

Tôi là con ruột của gia đình này
Tháng 6 năm 1994, mẹ của Thái Xuân Linh góa chồng, đem Xuân Linh và đứa em trai từ Long Châu Tập, huyện Phạm Trạch, tỉnh Sơn Đông (TQ) sang huyện Gia Tường với gia đình mới. Bố dượng của Xuân Linh làm nghề thợ mộc, tên là Thẩm Thụ Bình, tính tình hiền lành đôn hậu.
Bố dượng có cha mẹ già 70 tuổi, và bốn đứa con trai còn đang đi học. Trong đó anh con cả Thẩm Kiến Quốc đang học Đại học Giao thông ở Tây An. Ba cậu con trai còn lại học trường phổ thông trong huyện.
Gánh nặng gia đình quá lớn, nhưng bố dượng cô giỏi nghề thợ mộc, trong nhà cũng chỉ chi tiêu dè sẻn, nên cuộc sống gia đình cũng tạm đủ.
Khi ba mẹ con Thái Xuân Linh gia nhập đại gia đình ấy, cả nhà đều vui vẻ chào đón, hay có thể bởi nhà toàn đàn ông, giờ có một cô em gái mới, cả ông bà nội lẫn bố dượng đều rất yêu quý Xuân Linh.
Khi đó, Linh chỉ vì bố mất, nhà nghèo khó, cô đành bỏ học ở nhà. Bố dượng dứt khoát đưa tiền cho cô đi học trở lại. Trong nhà vốn đã bốn đứa con đi học, giờ thêm Xuân Linh, gánh nặng càng lớn. Ông bố dượng chỉ có cách dành thời gian làm thêm lúc nông nhàn mới đủ cho chi tiêu trong gia đình.
Xuân Linh vô cùng trân trọng cơ hội được đi học, ngay học kỳ đầu tiên quay lại trường, cô đứng thứ ba trong khối. Ngoài học tập, cô lo liệu việc nhà, lúc nào rảnh rỗi thì giặt quần áo cho các anh, vác gỗ cho bố dượng, ông bố dượng thường khen ngợi:
- Bố thật là có phúc mới có đứa con gái ngoan ngoãn thế này.
Thời gian hạnh phúc chẳng bao lâu, đầu mùa hạ năm 1995, bố dượng cô trong lúc làm công trình đã ngã từ tầng ba xuống, bị liệt giường. Cột trụ trong gia đình đã gẫy, nguồn kinh tế chính của gia đình bị cắt đứt, và tiền chữa bệnh của bố dượng cô đã mang lại một khoản nợ rất lớn cho gia đình.
Thật đáng tiếc, khi mẹ Xuân Linh được bác sĩ cho biết, bệnh của chồng mới sẽ không bao giờ khỏi, cả đời nằm liệt giường, mẹ cô đã rất đau khổ. Bà không thể chịu đựng nổi sự rủi ro liên tiếp từ hai đời chồng, lại biết không gánh vác được một gánh nặng quá lớn từ gia đình chồng, mất hết hy vọng và niềm tin vào cuộc sống.
Bà ôm đứa con trai nhỏ ra đi, bỏ lại một nhà đầy người già, bệnh tật, trẻ con cho dù Xuân Linh năn nỉ, cầu xin mẹ như thế nào.
Thấy bố như thế, người con trai thứ hai định xin nhập ngũ, ông bố không đồng ý bởi anh thứ hai và thứ ba sắp cùng thi tốt nghiệp phổ thông, thành tích luôn đứng đầu trường.
Người con thứ ba cũng đòi bỏ học, muốn đi làm để gánh vác gia đình.
Vào lúc cả nhà bàn cãi, Xuân Linh đề nghị cho em nghỉ học, thay mẹ chèo chống gia đình này. Bố dượng cô rơi nước mắt, ngay cả ông bà nội cũng khóc. Bố dượng cô đau khổ nói:
- Xuân Linh, bố xin lỗi con! Các anh con đã học chừng đó năm rồi, giờ bỏ đi uổng phí quá, bố biết là làm thế con sẽ thiệt thòi
Ba người anh trai đều nắm chặt tay em gái, cùng thề với bố, cho dù sau này ai thi đỗ đại học, cũng đều nhớ công người em gái.
Mẹ Xuân Linh bỏ đi, nguồn kinh tế của gia đình lại mất hẳn chút hỗ trợ cuối cùng. Ông bà nội đều thở dài, bố dượng gạt nước mắt, các anh trai Xuân Linh cũng lo âu, cả nhà rơi vào tình trạng thấp thỏm bất an, buồn thảm. Những người làng an ủi cô bé:
- Ở đây cháu không có người thân, hay là cháu quay về nhà ông bà ở bên Phạm Trạch đi!
- Không, cháu không đi được, mẹ cháu bỏ đi rồi cháu không thể cũng bỏ đi nốt!
Xuân Linh nói với bố dượng:
- Bố ạ, mẹ con bỏ đi rồi, là mẹ con nhẫn tâm; nhưng con hứa con không bao giờ bỏ nhà đi, con sẽ ở lại đây cùng vượt qua hoạn nạn với mọi người, từ hôm nay con xin được là con đẻ của bố!
Năm đó, Xuân Linh mới 12 tuổi, đổi từ họ Thái sang họ Thẩm.
Làm đồng, việc nhà, chăm sóc người lớn, tất cả mọi việc Xuân Linh đều gánh vác, cô bé làm việc như một phụ nữ thực thụ trong một gia đình nông dân, thức dậy lúc mặt trời mọc, trời tối hẳn mới nghỉ ngơi, cẩn trọng tính toán từng món một trong gia đình để lo liệu qua ngày.
Xuân Linh biết, để gia cảnh đỡ khó, thì sức khỏe của bố phải tốt lên, cho nên vào những lúc nông nhàn, cô bé không quên chăm sóc chu đáo cho bố. Mùa hè năm 1996, thời tiết nóng bức, bệnh tình bố dượng cô nặng lên, Xuân Linh quyết định đưa bố lên nằm viện trên thành phố Tề Ninh.
Thu xếp xong việc nhà, cô kéo bố lên thành phố chữa bệnh. Đường đất 80 km, cô kéo xe hết đúng hai ngày một đêm. Khi đến nơi, chân cô đã lở ra, vai kéo sưng u lên một cục lớn.
Để tiết kiệm tiền, Xuân Linh đã ngủ trong nhà để xe đạp của bệnh viện, người trông xe tưởng cô là ăn mày, đã mấy lần xua cô ra ngoài. Xuân Linh đành kể hết sự tình, ông già trông xe cảm động quá, không chỉ cho cô mang chiếc xe kéo đặt vào tận bên trong nhà xe, còn kiếm cho cô một cái màn chống muỗi.
Dưới sự chăm sóc của con gái nhỏ, bệnh của bố dượng cô dần ổn định hơn, cô lại kéo bố về quê trên chiếc xe ấy.
Vừa về đến quê, là vào vụ thu hoạch lúa mạch, các anh đều đang ở trường, ông bà nội chỉ có thể giúp cô nấu cơm và bó những túm lúa, thế là hơn bảy mẫu đất lúa mạch đang chín, lại một mình Xuân Linh cắt. Để kịp thu hoạch, suốt mấy ngày liên tục cô bé ngủ lại ngoài ruộng lúa, mệt tới mức không chống đỡ nổi nữa thì nằm ngủ luôn trên lúa mạch, ngủ dậy lại cắt tiếp.
Vì quá lo lắng, lại vì lao lực, miệng Xuân Linh nở những mụn nước nhỏ, tay chân xước máu. Thật sự cô bé đã kiệt sức, còn lại hai mẫu lúa mạch nữa.
Đều là lương thực gia đình trông vào đó!
Cô bé bất lực đứng giữa ruộng lúa mạch khóc nức nở không thành tiếng, khóc tới mức hàng xóm chung quanh thấy thương hại quá, bèn tới năm tay mười tay giúp cô gặt nốt mảnh ruộng.
Đợt thu hoạch khó nhọc đó đổi lại được lương thực đủ ăn cho cả gia đình.
Anh thứ hai đã đỗ kết quả rất cao trong kỳ thi tốt nghiệp trung học, nhờ kết quả đó, anh được tuyển vào trường đại học Đồng Tề ở tận Thượng Hải.
Cầm giấy báo nhập học của anh thứ hai, Xuân Linh chạy như bay về nhà quên hết mệt nhọc, nhảy lên vui sướng. Nhìn đứa em gái vừa bé vừa đen, người anh thứ ba là Thẩm Kiến Văn rớt nước mắt tủi thân vì thi trượt đại học.
Thẩm Kiến Văn buồn rầu nói:
- Anh xin lỗi, em đã vất vả vì cả gia đình, mà anh lại thi trượt!
Vừa nói anh ba vừa khóc. Xuân Linh hốt hoảng nắm lấy tay anh:
- Năm nay thi trượt thì năm sau thi tiếp, anh đừng nản chí như thế!
Thẩm Kiến Văn quyết định không thi đại học nữa, ở nhà kiếm sống giúp em gái. Xuân Linh không đồng tình:
- Em chịu vất vả cũng chỉ vì muốn các anh học lên đại học mà thôi! Anh thất bại là em cũng thất bại!
Ba nghìn Nhân dân tệ học phí là gánh nặng quá lớn với cả gia đình. Vào lúc bất lực ấy, Thẩm Xuân Linh nghĩ đến chuyện đi bán máu.
Lần thứ nhất đến nơi bán máu, vì quá nhỏ tuổi, bác sĩ không đồng ý!
Lần thứ hai, cô nói dối tuổi mình, cuối cùng được bán 200 ml máu. Cầm được 400 tệ tiền bán máu, nỗi buồn bã của cô vẫn không bớt đi. Vì 400 tệ so với 3.000 tệ thì còn quá ít ỏi. Như cốc nước hắt vào đống lửa, chả thấm vào đâu.
Ba ngày sau, cô quay trở lại trạm y tế. Lần này, nói kiểu gì bác sĩ cũng quyết không lấy máu của Xuân Linh. Quá lo lắng, cô đành quỳ xuống cầu xin bác sĩ, và kể cho ông biết lý do.
Bác sĩ trầm ngâm rất lâu, cuối cùng ông thở dài bảo:
- Thôi được, chỉ một lần này thôi nhé! Lần sau cháu đừng đến đây nữa, cháu còn quá nhỏ, cơ thể còn đang phải lớn nữa!
Ông bác sĩ chỉ rút một lượng máu rất nhỏ tượng trưng, rồi móc túi ra đưa cho cô 700 tệ, làm Xuân Linh vô cùng cảm động.
Về nhà, Xuân Linh đưa tiền cho bố dượng, bố vội hỏi tiền ở đâu ra mà nhiều thế này, cô nói dối là đi vay người ta.
Bố cô cầm tay con xem xét, lại móc từ túi cô ra hai tờ giấy bán máu.
Cả nhà cô đều kinh hãi.
Nhưng số tiền đó còn lâu mới đủ được, dù chỉ một nửa học phí cho người anh.
Bố dượng cô quyết định bán đi một phần mảnh đất từ ngôi nhà cũ của họ, ông bà nội cũng bán ba cây dương vốn định dành gỗ để đóng quan tài cho ông bà sau này. Khi bố dượng không đồng ý bán ba cây dương, ông bà nói:
- Máu của Xuân Linh còn không tiếc, chúng tôi còn cần quan tài để làm gì nữa!
Dưới sự nỗ lực của toàn gia đình, tiền học cho anh hai, anh ba cuối cùng đã thu xếp xong. Để anh Thẩm Tiến Quân có thứ để lên trường, suốt mấy tối liền Xuân Linh thức khuya khâu vỏ chăn mới và giầy vải cho anh.
Vào lúc lên đường, Xuân Linh ra bến xe tiễn anh, cô nói:
- Anh ạ, nhà mình tuy nghèo, nhưng khảng khái, anh phải học cho ra học, anh đừng lo lắng chuyện ở nhà, cũng đừng tự khắc nghiệt với bản thân mình quá, anh cần tiền tiêu cứ viết thư về cho nhà nhé, em sẽ lo cho anh!
Thẩm Tiến Quân không nén được, ôm lấy đứa em nhỏ vào lòng, cảm động trào nước mắt.

Có thể bỏ rơi cha, không được phép bỏ rơi em
Những người anh lên đường đi học rồi, Xuân Linh bắt đầu tính toán xem làm cách nào kiếm tiền để chữa bệnh cho bố, lo học phí cho các anh trai. Ban đầu, cô định theo chân các chị trong làng ra ngoài đi làm kiếm tiền, nhưng ở nhà còn hai người già và một người bệnh đều cần chăm sóc, cô chỉ có thể ở lại. Cân nhắc kỹ, cô quyết định trồng bông.
Trồng bông không giống như trồng những cây khác, không chỉ phí sức trồng trọt, ngay khoản phun thuốc sâu cho bông cũng rất nguy hiểm, nhưng Xuân Linh tính nhẩm ra, một năm trồng bông có thể thu lãi được 8-9 nghìn Nhân dân tệ (16-18 triệu VND), cô không trù trừ bắt tay vào làm ngay.
Cô háo hức trồng xuống cây bông, nhưng chẳng mấy lâu, khu vực Lỗ Tây Nam (mấy huyện thuộc Sơn Đông) gặp dịch sâu xanh trên lá bông (Helicoverpa armigera) tràn tới, vụ dịch làm Xuân Linh cuống quýt, cô bé người còn chưa cao bằng ngọn cây bông đã cõng bình xịt thuốc sâu nặng hơn 20kg sau lưng đi dọc ruộng bông để xịt thuốc.
Cô nghe người ta nói, lúc chính ngọ thời tiết nóng nực nhất, là lúc trừ sâu có hiệu quả lớn nhất. Cô liền chọn lúc giữa trưa nắng to đi phun thuốc sâu, mặt trời rát bỏng trút nóng xuống cánh đồng bông hầm hập như một lò hấp khí nóng, làm Xuân Linh không thở nổi. Cô chỉ có thể chạy phun một hàng rồi chạy ra hít thở không khí. Một ngày vào lúc chính ngọ, vì thùng thuốc sâu bị rò chảy, cô trúng độc, ngất đi.
Người làng khiêng Xuân Linh về. Lúc tỉnh lại, cô không để ý đến sự ngăn cản của người bố nằm liệt giường, lại đòi chạy ra ruộng bông luôn. Năm đó, bông được mùa thu hoạch lớn, nhưng vì thế mà giá thu mua bị dìm xuống rất thấp, và Xuân Linh vẫn không thể kiếm được khoản tiền như cô mong muốn.
Đầu óc thông minh của Xuân Linh lại suy tính, cô đang nghĩ có cách nào kiếm được tiền nhanh nhất. Lúc nông nhàn, cô đã từng theo người làng đi thu mua hoa hòe, cành liễu (dùng như sợi bàng, sợi chiếu cói của VN), cũng từng đi bán mũ nan, đậu tương. Sau này, cô nghe người ta nói táo Tứ Thủy ở huyện bên rất rẻ, cô lại cùng ông bác trong làng đi Tứ Thủy buôn táo.
Hàng ngày, sau bữa tối, cô kéo xe kéo lên đường, lúc trời hơi rạng thì tới được vườn táo, chất đầy xe táo rồi quay về ngay. Đàn ông thanh niên kéo một xe, cô cũng kéo một xe. Dọc đường, người ta đều ăn táo giải khát, cô thì chưa từng ăn một quả táo nào, ngay cả những quả dập nát cũng giữ lại phần bố, cho ông bà ăn.
Anh thứ tư Thẩm Kiến Hoa thấy đứa em 14 tuổi vất vả như thế, quá áy náy, quyết định bỏ học và cũng trốn nghĩa vụ quân sự, ở nhà kiếm sống thay em.
Xuân Linh khuyên anh thế này:
- Em hâm mộ nhất trên đời này là quân nhân, anh ở nhà rồi sau này anh sẽ ra sao? Anh cứ đi đi, em vẫn còn chống đỡ gia đình này được.
Ngày anh tư lên đường, Xuân Linh rút từ trong túi ra một ít tiền lẻ nhàu nát dúi vào tay anh trai:
- Đây là 80 tệ, tiền em dành riêng ra, anh giữ lấy để tiêu vặt, vào bộ đội rồi anh nhớ cố gắng.
Thẩm Kiến Hoa mắt rưng rưng.
Mùa xuân năm 1997 là mùa xuân vui sướng hạnh phúc nhất của Xuân Linh. Tết năm đó, ngoài người anh thứ tư đang ở bộ đội, cả ba anh trai đều quay về nhà ăn tết. Và ai cũng mang quà về cho cô em gái. Người anh cả là sinh viên mang tặng em một bộ quần áo mới, người anh thứ hai cũng là sinh viên tặng em một chiếc khăn màu hồng, người anh thứ ba đang ôn thi cũng mua cho em một hộp kem trang điểm.
Xuân Linh ôm tất cả quà vào lòng vui sướng, nhảy lên cười, lúc đó cô bé quay trở lại vẻ ngây thơ con nít vốn có. Bố gọi ba đứa con trai đến bên giường:
- Các con phải báo đáp cho Linh, vì nó đã quá khổ sở rồi. Ngày sau các con trưởng thành, các con có quyền quên bố đi, nhưng không bao giờ được phép quên Xuân Linh.

Tình thân vĩnh viễn
Công việc nhà nông bận rộn, nhưng Xuân Linh không quên bệnh của bố dượng, hễ có hy vọng, ngại gì đường xa núi cao, cô đều kéo bố đi. Trời xanh không phụ người có công, bệnh của bố dượng đã đỡ hơn rất nhiều, đã có lúc ông chống được gậy đứng lên. Những người anh học hành tấn tới. Anh cả Thẩm Kiến Quốc sau khi tốt nghiệp đại học đã thi đỗ để học tiếp Thạc sĩ.
Người anh thứ tư Thẩm Kiến Hoa đã được vào Đảng trong quân ngũ, được đề bạt lên làm trung đội trưởng. Tháng 9/1997, người anh thứ ba Thẩm Kiến Văn cũng thi đỗ cao đẳng, được Học viện Đông y Sơn Đông nhận vào học.
Tháng 3/1998, bà nội bỗng dưng bệnh nặng, lúc lâm chung, bà cụ nắm chặt lấy tay Xuân Linh nói: “Xuân Linh, cả đời bà chẳng có gì tiếc nuối, vì đã có một đứa cháu ngoan như cháu, bà chỉ thương xót cháu thôi!” Nói rồi bà lần từ dưới gối ra một chiếc vòng tay bằng ngọc đưa cho Xuân Linh, Xuân Linh không dám cầm. Ông nội nói: “Xuân Linh, đấy là thứ bà nội định để dành cho cháu dâu đầu, nhưng bà nội nghĩ, cái vòng này nên để dành cho cháu, cháu hãy nhận cho bà mãn nguyện đi!”. Xuân Linh nuốt nước mắt rưng rưng nhận lấy.
Sau khi bà nội mất, người anh thứ tư viết thư về, nói sẽ chuẩn bị thi vào trường quân sự, nhưng khi biết bà nội vừa mất, trong nhà đã lo liệu hết tiền, anh bèn quyết định bỏ cuộc. Xuân Linh đọc thư, lo lắng, cô liền tìm người nhờ gửi thư cho anh trai khuyên ngăn, và gửi kèm theo đó 200 tệ, để anh trai mua sách vở ôn thi. Cô nói: “Anh ạ, thi vào trường quân sự là việc lớn cả đời anh, đừng để khó khăn trước mắt làm ngăn cản việc cả đời”.
Đúng lúc đó, mẹ Xuân Linh đã bỏ đi biệt tăm tích lâu nay, bỗng gửi thư về cho cô, thì ra mấy năm nay, mẹ cô bỏ đi rồi đã làm một tờ giấy li hôn giả mạo với bố dượng, rồi sang huyện Bình Dương ăn ở với một ông có tiệm thực phẩm, cuộc sống khá sung túc. Mẹ cô nghe qua người khác mới biết con gái mình mấy năm nay chịu cực khổ vô vàn, trong lòng bà rất ăn năn. Mẹ cô gửi thư tới muốn bảo con gái bỏ sang huyện Bình Dương, hứa sẽ tìm cho cô một gia đình đàng hoàng để gả chồng.
Đọc lá thư của mẹ, Xuân Linh nước mắt dào dạt, rất muốn được sống một cuộc sống đơn giản vô lo của một cô con gái bên cạnh mẹ. Nhưng cô cũng không thể nào bỏ rơi gia đình này, cái gia đình nghèo khổ hoạn nạn, nhưng cả nhà đều chân tình yêu thương cô!
Bố dượng biết con gái khó xử, khuyên cô:
- Xuân Linh, đi tìm mẹ con đi! Bố không trách con, cả nhà ta đã khổ, kéo theo cả đời con khổ theo thì bố không nỡ lòng nào!
Xuân Linh cắn chặt môi, quỳ xuống trước giường bệnh của bố:
- Bố ạ, khổ sở nữa con cũng chịu được, bố đừng đuổi con đi!
Xuân Linh nhờ người viết thư trả lời mẹ rằng, cô không muốn theo mẹ.
Một ngày tháng 9/1998, vì muốn kiếm tiền cho anh trai thứ tư ôn thi, cô lại nghĩ đến việc đi bán máu. Sau rất nhiều lần cầu xin, cuối cùng bác sĩ đã đồng ý, lấy 300ml máu của cô. Vốn thân thể gầy gò yếu ớt vì thiếu dinh dưỡng, giờ Xuân Linh càng yếu.
Nhưng cô lấy lại tinh thần, đi ra bưu điện gửi mấy trăm tệ đó cho anh. Lúc liêu xiêu qua đường, vì không còn tinh thần để ý kỹ, cô bị một xe tải lớn chở các cuộn sắt gạt ngã, bánh xe lớn nghiến qua người Xuân Linh.
Tin dữ đến, ông nội cô không chịu đựng nổi, đổ bệnh liệt giường, bố dượng Xuân Linh cũng ngất đi nhiều lần. Người anh thứ ba Thẩm Kiến Văn là người đầu tiên biết tin này, anh chạy về nhà, chỉ còn biết khóc bên thi thể em.
Người anh thứ hai Thẩm Kiến Quân nhận được điện báo, suốt hai ngày đi tàu về không ăn không ngủ, khóc từ Thượng Hải về đến Sơn Đông.
Ở tít tận Tây An, người anh cả Thẩm Kiến Quốc đang học thạc sĩ được tin cũng khóc rụng rời, không thể về dự đám tang được, anh điện về nhà: “Em gái yêu quý, em dùng tấm lòng người mẹ để gánh vác cả gia đình này, dùng đôi vai yếu ớt để dựng lên một niềm hy vọng, cả gia đình mãi mãi yêu em.”
Vừa nhận được giấy báo nhập học của Học viện Lục quân Quế Lâm, người anh thứ tư Thẩm Kiến Hoa cũng đồng thời nhận tin em chết, anh ngã ngất đi trên thao trường. Tỉnh dậy liền vội vã về quê.
Nhưng ở quê, những người chết trẻ vị thành niên không được phép tổ chức đám ma, ngay cả nghĩa trang của dòng họ cũng không được phép vào chôn cùng.
Xuân Linh đến đây sống bốn năm, họ tên thì đã đổi, nhưng hộ khẩu thì không có, ngay cả tư cách là dân chúng của địa phương cũng không có, không được coi là người làng. Nhưng những người già trong làng cảm động trước cuộc đời hiếu nghĩa của Xuân Linh. Người già nói, đứa con gái tốt đẹp thế, chết rồi thì tại sao còn phải để nó phải chịu tức tưởi nữa.
Nhà văn Lưu Hồng, người đã từng đến viết bài phỏng vấn Xuân Linh hồi trước cũng đến dự tang lễ, và viết một bài ai điếu cho cô bé:
“Em, là một đóa hoa giữa thung lũng, một vệt mây ở bên trời, lặng lẽ đến, lại lặng lẽ đi.
Đôi vai nhỏ gánh đầy tình người, tâm hồn nhỏ nâng đỡ cả gia đình, tuổi còn trẻ như thơ như họa, như tơ như khói, lại đầy gian nan khốn khó vất vả.
Em đi rồi, nhẹ như thế, như đám mây bên trời xa, câu chuyện để lại nặng như thế, ân tình cao như núi Thái Sơn...”.
Những người con gái đều có những son phấn của riêng mình, có lẽ Xuân Linh cả đời chưa chạm vào son phấn, nhưng cô vẫn là người con gái đẹp nhất.
Năm 2007, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc dự định làm một bộ phim truyền hình 100 tập về 100 tấm gương tốt cảm động thời nay, lấy tên phim là “Câu chuyện của chúng tôi” để giáo dục thế hệ trẻ Trung Quốc, câu chuyện về Xuân Linh sẽ được dựng lại ở tập mười sáu.
Theo Trang Hạ - Tiền phong
__________________
Về Đầu Trang Go down
^_^tot_lanh_nhe^_^

^_^tot_lanh_nhe^_^


Tổng số bài gửi : 206
Join date : 18/05/2011
Age : 32
Đến từ : thanh hoa

HỌC LÀM NGƯỜI Empty
Bài gửiTiêu đề: BÀI HỌC TỪ NHỮNG BỘ PHẬN CƠ THỂ   HỌC LÀM NGƯỜI EmptyThu May 19, 2011 2:00 am

" Chúng ta được sinh ra với đôi mắt nằm phía trước để luôn nhìn sự việc đang diễn ra thay vì cứ ngoái nhìn lại những gì đã qua.

- Chúng ta được sinh ra với đôi tai - một tai trái và một tai phải - để có thể nghe cả hai phía, để nghe đủ những lời ca tụng cũng như phê bình, để phân biệt đúng sai.

- Chúng ta được sinh ra với bộ óc nằm dưới hộp sọ, cho dù có nghèo đi chăng nữa thì chúng ta vẫn giàu có vì chẳng ai có thể lấy cắp được bộ óc sinh sản ra nhiều suy nghĩ và ý tưởng độc đáo.

- Chúng ta được sinh ra với đôi vai nối liền đôi tay để gánh vác những nhiệm vụ, trọng trách. Hơn nữa, một để giúp đỡ bản thân, một để giúp đỡ người khác.

- Chúng ta được sinh ra với một đôi chân dài và lớn, để mắt được quan sát, để não được mở rộng.

- Nhưng chúng ta chỉ sinh ra với một cái miệng - vì miệng là vũ khí sắc bén. Nó có thể làm tổn thương, đau lòng hay giết chết kẻ khác. Hãy ghi nhớ câu nói: Nói ít, nhìn thấy và lắng nghe nhiều.

- Chúng ta được sinh ra với chỉ một trái tim nằm sâu trong lồng ngực nhắc nhở ta phải biết trân trọng và biết yêu vô điều kiện "
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





HỌC LÀM NGƯỜI Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: HỌC LÀM NGƯỜI   HỌC LÀM NGƯỜI Empty

Về Đầu Trang Go down
 
HỌC LÀM NGƯỜI
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Lớp 12A5 - Trường THPT Hậu Lộc 2 :: Sách Hay :: Nghệ thuật sống-
Chuyển đến